Nước non vững bền - Bài 2: Bản hòa ca khát vọng
Theo Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka, Tiến sĩ G. Weerasinghe, với chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975, Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiếp tục bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đấu tranh, đó là giải phóng xã hội. Nhà báo người Pháp Alain Thomas thì lưu ý: “Đó là thời khắc người Việt tự quyết định vận mệnh chính trị và kinh tế của mình, không còn phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nước ngoài nào”.
Đất nước hòa bình là nền móng vững chắc để đất nước tiến lên, và Chiến thắng 30/4/1975 trở thành điểm khởi đầu cho một hành trình mới mang tên khát vọng phát triển hùng cường và thịnh vượng. Giáo sư Masina Pietro Paolo từ Đại học Phương Đông Napoli (Italy) nhấn mạnh yếu tố hình thành nên tiềm năng và vị thế của Việt Nam ngày nay chính là hòa bình, trong khi niềm tự hào với lịch sử vẻ vang của dân tộc cũng thôi thúc nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy sức mạnh, để Việt Nam có thêm những "bản hùng ca mới". Đồng quan điểm này, phóng viên chiến trường người Cuba Luis Arce, người vinh dự được chứng kiến những giây phút đầu tiên của Chiến thắng 30/4, cho biết Việt Nam đã thúc đẩy các yếu tố hòa bình để vượt qua tình trạng trì trệ kinh tế và vươn lên đỉnh cao của "kim tự tháp" hạnh phúc cho người dân.
Ông Julio Cesar Pineda, nhà ngoại giao kỳ cựu kiêm nhà báo nổi tiếng của Venezuela nhận định chính tinh thần của Chiến thắng 30/4 vẫn đang tiếp tục truyền cảm hứng, bồi đắp ý chí và khát vọng vươn lên cho mọi thế hệ người dân Việt Nam. Nói cách khác, khát vọng hùng cường là sự tiếp nối của Chiến thắng 30/4.
Nhớ lại thời kỳ phát triển sau chiến tranh, nhà báo, nhà sử học người Đức Gerhard Feldbauer đánh giá Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đã tạo ra “bước đột phá hoàn toàn” cho Việt Nam.
Tiến sĩ lịch sử đương đại Eric Coudray thuộc Đại học Paul-Valéry Montpellier (Pháp) nêu rõ: “Chính sách Đổi mới kinh tế đã mở cửa đất nước với thương mại và kinh tế thị trường, thực sự đưa Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa, gạt bỏ hình ảnh một quốc gia chỉ được biết đến qua quá khứ thuộc địa”.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, nhấn mạnh chính tầm nhìn xa trông rộng mang tính chiến lược của ban lãnh đạo Việt Nam khi thực hiện công cuộc Đổi mới nền kinh tế và mở cửa hội nhập với thế giới, đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ đối ngoại là những yếu tố then chốt đưa Việt Nam thoát khỏi giai đoạn khó khăn sau chiến tranh, mà điều khiến ông ấn tượng nhất là mỗi lần đến thăm “dải đất hình chữ S”, ông đều thấy Việt Nam “thay da đổi thịt” mạnh mẽ.
Nhìn vào xuất phát điểm của Việt Nam khi bắt đầu tiến hành Đổi mới - một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây cấm vận suốt thời gian dài, người dân Việt Nam có thể tự hào khi chứng kiến đất nước đạt được trình độ phát triển cao, nâng cao được vị thế, uy tín và có sức ảnh hưởng nhất định trên trường quốc tế.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế thuộc Đại học Mỹ (AU), đã gọi bước tiến dài trong chỉ gần 4 thập niên đó là “một điều thần kỳ thực sự”. Anh hùng Cộng hòa Cuba Fernando González Llort, Chủ tịch Viện Cuba Hữu nghị với các dân tộc (ICAP) thì xúc động tâm sự: “Điều kỳ diệu nhất chính là Việt Nam hôm nay - một quốc gia vượt xa cả giấc mơ '10 lần đẹp hơn' mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong và gửi gắm trong di chúc”.
Theo Giáo sư Masina Pietro Paolo từ Đại học Phương Đông Napoli, 50 năm sau khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước, Việt Nam đang phát huy những thành tựu của đổi mới và hội nhập quốc tế, quyết tâm thực hiện những đột phá chiến lược và các chính sách quốc gia lớn, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng những kết quả đạt được đã đưa Việt Nam trở thành một câu chuyện thành công trên trường quốc tế.
"Khi Việt Nam thống nhất, có những nhà báo nói rằng sẽ mất ít nhất 100 năm để đất nước này có thể có vị thế trên thế giới. Nhưng sau 50 năm, chúng ta đã thấy đất nước đó có ảnh hưởng như thế nào. Đó thực sự là một chiến thắng vĩ đại của Việt Nam, không chỉ trên mặt trận ngoại giao mà cả trên phương diện phát triển hòa bình!" Bà Hélène Luc, Thượng nghị sĩ danh dự, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp-Việt, đã tổng kết như vậy khi chứng kiến những đổi thay của Việt Nam sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước. Đây cũng là ý kiến của ông Ignacio Mendoza Pizarro, Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Bolivia thuộc liên minh cầm quyền, đánh giá những thành tựu đáng tự hào trong hội nhập và phát triển kinh tế là một “Chiến thắng 30/4” nữa của dân tộc Việt Nam.
Tiến sĩ Alisher Mukhamedov, Chủ tịch Hội hữu nghị Uzbekistan-Việt Nam đã thán phục thốt lên: Sau 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi thay ngoạn mục, những gì Việt Nam đạt được ngày hôm nay đang từng bước khẳng định sự tiếp nối xứng đáng của Chiến thắng 30/4. Từ ý chí thống nhất đến khát vọng vươn mình, cả dân tộc Việt Nam đang viết tiếp bản hòa ca hòa bình, phát triển và thịnh vượng.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm ảnh trực tuyến kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:04' - 28/04/2025
Với hơn 50 bức ảnh tiêu biểu, triển lãm đã khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc cùng những thay đổi vượt bậc của miền Nam sau 50 năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
12:59' - 27/04/2025
Chương trình Tổng duyệt bắt đầu bằng nghi lễ chào cờ trong tiếng vang rền của 21 phát đại bác do đội Pháo lễ thực hiện tại bến Bạch Đằng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Lực lượng quân đội các nước tham gia Tổng duyệt Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
11:09' - 27/04/2025
Sáng 27/4/2025, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức Tổng duyệt, trong đó có sự tham gia của lực lượng quân đội các nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Bình luận
Nước non vững bền - Bài 3: Lịch sử soi đường tới tương lai
20:20' - 29/04/2025
Việt Nam đang vững bước trên hành trình đầy cảm hứng, sẵn sàng tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc sau nửa thế kỷ thống nhất.
-
Bình luận
Nước non vững bền - Bài 1: Sức mạnh của ý chí thống nhất
20:04' - 29/04/2025
Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát.
-
Bình luận
Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
18:39' - 29/04/2025
TTXVN xin trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
-
Bình luận
Từ đại thắng đến đại công trình, hạ tầng kiến tạo tầm vóc quốc gia
07:54' - 20/04/2025
Hướng tới 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
-
Bình luận
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27' - 07/04/2025
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Bình luận
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26' - 07/04/2025
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Bình luận
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26' - 07/04/2025
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Bình luận
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Kim chỉ nam” cho thế hệ trẻ hội nhập quốc tế
14:56' - 03/04/2025
Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới, với những chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, vai trò của đoàn viên, thanh niên ngày càng trở nên quan trọng.