Giấc mơ lớn của BRICS đã qua chưa?
Theo bài viết của tác giả Kaveh L. Afrasiabi trên trang tin “Eurasiareview” mới đây, mấy năm qua Mỹ đã cố gắng khá tốt trong việc chống lại một thách thức lớn đối với vị thế bá chủ toàn cầu của mình được tạo ra bởi một liên minh “các nền kinh tế mới nổi” BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Nhóm này đã mạnh dạn cải cách các thể chế tài chính do phương Tây thống trị, đưa ra các lựa chọn thay thế cho đồng USD, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới,...
Tuy nhiên, BRICS chưa bao giờ là một thực thể đồng nhất. Chẳng hạn, thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ đã giúp Ấn Độ có được những mục đích thực tế và hiệu quả từ Mỹ. Và bây giờ Ấn Độ đang chuẩn bị cho việc chủ trì hội nghị thượng đỉnh của BRICS vào tháng Mười tới, nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra là kết quả thực sự của hội nghị sẽ là gì?Đây là một câu hỏi khó đối với các nước BRICS để suy nghĩ từ giờ tới khi diễn ra hội nghị, khoảng thời gian vừa phải để các nước BRICS nhìn lại về lịch sử và sự phát triển của nhóm kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Yekateringburg (Nga) vào tháng 6/2009.
Rất nhiều mục tiêu trên giấy đầy tham vọng được khởi đầu bằng việc thành lập một Ngân hàng Phát triển mới (NDB), nhưng kết quả thực tế đem lại có thể là tiêu cực cho các bên liên quan. Sự giận dữ đáp trả của Mỹ trước thách thức đến từ BRICS đã dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với Nga và Brazil.
Làm thế nào mà Mỹ có thể thực hiện được những "cú phản đòn" rất nhanh chóng và hiệu quả như vậy? Tất nhiên, Mỹ đã dùng quyền lực cứng và mềm khổng lồ của mình để chấm dứt "sự mơ mộng" của BRICS. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã "gây khó" cho Tổng thống Nga Putin, cùng với các lệnh trừng phạt sau đó của phương Tây.
Tiếp đến là việc phối hợp với Saudi Arabia "lũng đoạn" thị trường dầu mỏ dẫn đến việc tàn phá nặng nề nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ của Nga. Và cuối cùng là tìm cách thay đổi chế độ ở Brazil. Kết quả là, theo giới phân tích, Brazil hiện nay trên thực tế đã hoàn toàn trở lại trong quỹ đạo của Mỹ và giấc mơ BRICS của nước này đã bị ném vào "thùng rác" của lịch sử.
Từ nay trở đi, các kiến trúc sư táo bạo của BRICS có thể sẽ phải tìm hiểu xem họ đã đi sai ở điểm nào. Về phần Nga, nước có một cảm giác chắc chắn về việc bị phương Tây phong tỏa không ngừng suốt từ năm 1918, thì câu hỏi này đòi hỏi một sự trăn trở lớn.Nếu Nga có bất cứ hy vọng nào về việc tạo ra một khoảng cách giữa Mỹ và châu Âu, như là một phần trong chiến lược BRICS của mình, thì điều này đã được chứng minh là không khả thi. Nhất là kể từ khi một kịch bản của Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ làm cho châu Âu bị chìm ngập trong dòng người tị nạn, đã khiến châu Âu dễ bị tổn thương và trở nên phụ thuộc an ninh vào Mỹ hơn bao giờ hết.
Không nghi ngờ gì về việc những trận chiến giành quyền bá chủ và chống bá chủ sẽ còn tiếp diễn và nhóm BRICS vẫn có thể tập hợp được một số "đòn đánh" yếu ớt chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhưng với tình hình hiện nay ở Brazil, BRICS hiện đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức ngày càng chất cao./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng của nhóm BRICS phê duyệt gói tín dụng đầu tiên
10:46' - 18/04/2016
Ngân hàng phát triển mới (NDB) của khối BRICS vừa phê duyệt khoản vay đầu tiên trị giá 811 triệu USD nhằm thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo có tổng công suất 2.370 (MW).
-
Ngân hàng
Ngân hàng BRICS cấp khoản vay đầu tiên trị giá 811 triệu USD cho các dự án “xanh”
12:50' - 17/04/2016
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) vừa thông qua một loạt khoản cho vay đầu tiên trị giá 811 triệu USD cho các dự án năng lượng tái tạo tại 4 nước thành viên BRICS.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Phát triển BRICS giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ
11:47' - 22/03/2016
Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của BRICS sẽ phát hành trên thị trường tài chính những trái phiếu đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc với trị giá 1 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng phát triển của BRICS sắp phát hành trái phiếu
11:31' - 02/12/2015
NDB đang có kế hoạch phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ ở những nước BRICS để có thể giúp làm giảm tỷ giá hối đoái và hoán đổi rủi ro cũng như đưa ra các kênh tài chính mới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% từ ngày 10/4
19:01'
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.