Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ở Bộ NN&PTNT
Chiều 2/3, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội chủ trì buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016".
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy tính đến ngày 31/12/2016 có tổng số 75 đơn vị trực thuộc Bộ, tăng 5 đơn vị so với nhiệm vụ giai đoạn 2011-2013. Về cơ bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cơ bản bố trí số lượng biên chế phù hợp, đáp ứng nhân lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.Tuy vậy, một số lĩnh vực chưa được bố trí biên chế đủ yêu cầu, cần được tăng cường là kiểm ngư, thú ý, bảo vệ thực vật, kiểm lâm. Mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn trong việc tập trung hoặc chia sẻ nguồn nhân lực, góp phần thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đánh giá việc phân định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các Bộ còn một số lĩnh vực thiếu rõ ràng, chồng chéo giữa các Bộ như trong quản lý tài nguyên nước, an toàn thực phẩm, đa dạng sinh học, làng nghề, thương mại nông sản hoặc còn thiếu cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả để khắc phục các chồng chéo. Nguyên nhân được chỉ ra là do chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ ngoài sự điều chỉnh của Luật tổ chức Chính phủ còn chịu sự điều chỉnh bởi văn bản pháp luật chuyên ngành.Bộ nhận định một số chuyên ngành còn yếu so với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là về đổi mới nông lâm trường quốc doanh, phát triển kinh tế hợp tác, thương mại và xúc tiến thương mại nông sản, quản lý chất lượng, thú y, bảo vệ thực vật, quản lý môi trường. Tổ chức bộ máy ở cơ sở vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng và thiếu nguồn nhân lực, nhất là đối với đội ngũ công chức, kỹ thuật viên cấp xã.
Bộ đề nghị Chính phủ và phối hợp với các bộ liên ngành rà soát các văn bản pháp luật chuyên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ để khắc phục tình trạng chồng lấn chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành về quản lý tài nguyên nước và thủy lợi, đa dạng sinh học, thương mại nông sản, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Về cơ chế quản lý, điều hành, khẩn trương thành lập và vận hành thống suốt Tổng cục Phòng, Chống thiên tai; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ theo Nghị định số 15 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Trên cơ sở đồng tình với nhiều nội dung của Báo cáo, nhiều ý kiến trong Đoàn giám sát đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đánh giá cụ thể hơn về nội dung liên quan tới ban hành và tổ chức thực hiện văn bản về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Bộ, chỉ rõ những văn bản bất cập, mâu thuẫn, ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy. Qua thực tế cho thấy vẫn còn sự giao thoa nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, phân công nhiệm vụ trong nội bộ của Bộ còn cắt khúc, ở một số lĩnh vực chưa phân công theo chuỗi, một số ý kiến đề nghị Bộ làm rõ hơn về nội dung này và các giải pháp khắc phục cụ thể.Các ý kiến cũng đánh giá Báo cáo của Bộ chưa làm rõ được các chỉ tiêu, yêu cầu về kết quả phải đạt được trong cải cách tổ chức bộ máy theo quy định của Đảng, pháp luật hoặc kế hoạch do Bộ đề ra; chưa đánh giá rõ ràng về việc tổ chức bộ máy hành chính đã đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa, đặc biệt là tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thành viên Đoàn giám sát Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bộ cho biết về việc đổi mới phương thức làm việc, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ đã đạt được kết quả thế nào, có giúp giảm bớt biên chế, đầu mối cơ quan, đơn vị hay không.
Nhiều ý kiến cho rằng những đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thể hiện trong Báo cáo tương đối cụ thể nhưng thiếu tính toàn diện, bao quát; chưa chỉ ra những kết quả có tính khái quát, đánh giá mức độ hoàn thành trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại Bộ; chưa làm rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan, chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong những tồn tại, hạn chế đó.../.
- Từ khóa :
- giám sát pháp luật
- quốc hội
- nông nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội giám sát về an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh
16:11' - 02/03/2017
Ngày 2/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn đầu đã làm việc tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 7 Ủy ban thường vụ Quốc hội
21:11' - 21/02/2017
Chiều 21/2, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 7 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV đã bế mạc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu thực hiện nhiều giải pháp phục vụ nhu cầu đi lại dịp Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5
21:07'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn vừa ban hành văn bản tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt Tập đoàn Chị Em Rọt liên quan vụ kẹo rau củ Kera
21:06'
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tiến hành thu thập, xác minh, đánh giá thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng và làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về hoàn thiện quy hoạch điện VIII sửa đổi
19:16'
Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ dự thảo sửa đổi bổ sung quy hoạch điện VIII điều chỉnh và bộ đã có báo cáo Thủ tướng về đề án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.