Hàng chục nhà máy đường có nguy cơ “đóng cửa” vì ATIGA
Hiện các doanh nghiệp sử dụng đường đang chờ đợi để được mua với giá rẻ. Nhưng đi kèm lợi ích này, hơn nửa tháng nay, các nhà máy đường không bán được đường mặc dù giá đường đã chạm đáy, chỉ còn 12.000 đồng/kg.
Thông thường vào thời điểm này, các nhà máy bánh kẹo, nước giải khát… sẽ phải tăng cường mua đường nhằm phục vụ sản xuất, chế biến bánh kẹo, hàng hóa phục vụ Tết. Thế nhưng khoảng 300.000 tấn đường đang tồn trong kho và khoảng 10.000 tấn đường mới của một số nhà máy vừa bước vào vụ ép 2017-2018 vẫn nằm im trong kho. Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), các doanh nghiệp sử dụng đường đang đợi đến đầu năm 2018 để được mua đường với giá rẻ. Bởi đến lúc đó, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo đó, từ năm 2018, đường từ các nước trong khối ASEAN sẽ không còn bị hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam, với mức thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%.Bởi theo Bộ Công Thương, đối với những doanh nghiệp đã đấu thầu và được giao hạn ngạch thì lượng đường trong hạn ngạch nhập khẩu từ ASEAN được hưởng thuế suất 5%, còn không hạn ngạch thuế suất là 80%.
Điều này đặt nhiều nhà máy sản xuất mía đường trong nước, nhất là các nhà máy công suất nhỏ, có nguy cơ "trên bờ vực phá sản” bởi sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh nổi với đường trong khu vực, cụ thể là đường Thái Lan. Thông thường một nhà máy phải có công suất từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên thì mới đạt được lợi thế về quy mô. Hiện quy mô sản xuất của các nhà máy phổ biến ở mức nhỏ và vừa. Cả nước chỉ có 8 nhà máy có công suất ép lớn hơn 6.000 tấn mía/ngày.Như vậy, công suất bình quân của các nhà máy đường Việt Nam còn rất nhỏ so với các nước sản xuất đường lớn, nên hiệu quả sản xuất thấp hơn. Nhưng việc gia tăng công suất nhà máy phụ thuộc vào khả năng mở rộng vùng trồng tương ứng và cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi áp lực cung cầu ngành.
Ông Phạm Quốc Doanh cho rằng, nếu thực hiện ngay cam kết bỏ hạn ngạch thuế quan từ năm 2018 thì đặt ra vấn đề rất hệ trọng đối với ngành mía đường. Câu chuyện không hẳn là với doanh nghiệp mà người thiệt thòi nhất sẽ chính là nông dân. Trên thực tế, đối với ngành mía đường, đến nay cả nước có 41 nhà máy với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn/ngày, tăng 12,7 lần so với năm 1995; trong đó có 11 nhà máy có công nghệ luyện. “Các nhà máy này thậm chí có thể nhập đường thô về luyện và vẫn “sống” bình thường và lại là con đường nhẹ nhàng”, ông Phạm Quốc Doanh nói. Tuy nhiên, theo ông Doanh, đây là kịch bản không ai chờ đợi bởi có hàng triệu nông dân và công nhân đang lao động trong ngành mía đường. Hơn 30 năm qua, trên 300.000 ha mía đã hình thành ở những vùng đất phù hợp cho cây mía và rất khó chuyển đổi sang cây trồng khác. Cùng với đó là 330.000 hộ nông dân với 1,5 triệu lao động và 350.000 công nhân chế biến. Nặng nề nhất là 22 nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn/ngày. Những nhà máy này có khả năng phải đóng cửa. Ông Doanh cho rằng, để các nhà máy đường tồn tại, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không thể giữ giá mua mía từ 800.000 đến 1,1 triệu đồng/tấn như hiện nay.Bởi chi phí nguyên liệu chiếm đến 70-80% chi phí sản xuất đường. Nếu các nhà máy tiếp tục không bán được đường thì việc thu mua mía cho nông dân sẽ trở nên càng khó khăn. Nguy cơ này đang hiện hữu rất gần vì vụ ép 2017/2018 đã chuẩn bị bắt đầu.
ATIGA được ký kết từ năm 2009. Để chuẩn bị cho việc thực thi này, ông Phạm Quốc Doanh cũng thừa nhận, thời gian qua các doanh nghiệp mía đường chưa thực sự nỗ lực và quyết liệt hội nhập. Việc tái cơ cấu của các nhà máy còn chậm. Mới chỉ có một số doanh nghiệp đa dạng hóa các sản phẩm sau đường như Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, Công ty Đường Thành Thành Công… Tuy nhiên, ngành mía đường vẫn còn đứng trước những thách thức, khó khăn, bất cập chung của ngành nông nghiệp như: canh tranh khi hội nhập, tác động của biến đổi khí hậu, cạnh tranh với các cây trồng khác, thiếu lao động trong khâu thu hoạch mía, áp dụng cơ giới hóa còn rất hạn chế, giống chưa được quan tâm tuyển chọn, lai tạo, thâm canh chưa hợp lý… Trước tình hình trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA đến năm 2022, nếu sớm hơn là 2020. Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu hạn ngạch thuế quan tăng hàng năm lên 10% so với mức 5% của năm 2017. Đồng thời, thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan sẽ giảm chỉ còn 40% đối với đường thô và 45% đối với đường trắng. Mặt khác, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, thành lập Quỹ Phát triển mía đường. Để tăng tính cạnh tranh của nguồn cung, tránh tạo ra độc quyền nguồn cung từ Thái Lan, dẫn đến Việt Nam phải mua giá cao, VSSA đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho áp dụng mức thuế trong hạn ngạch không chỉ đối với các nước trong khu vực ASEAN, mà mở rộng cho đường từ Brazin, Australia và Ấn Độ. VSSA cũng đề nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh giá điện đồng phát nối lưới điện của các nhà máy đường bằng với biểu giá chi phí tránh được của nhà máy điện sinh khối. Ngoài ra, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm phê duyệt Quy hoạch Mía đường, Đề án tái cơ cấu ngành mía đường, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ máy móc, giống mía cho nông dân./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tây Nguyên ổn định vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đường
09:49' - 21/08/2017
Đặc biệt, một số nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất cây mía từ khâu làm đất, trồng mới, chăm sóc, thu hoạch….
-
Chuyển động DN
Các nhà máy đường trước nguy cơ thiếu nguyên liệu
16:18' - 04/11/2016
Hiện mới bước vào niên vụ mới, song không ít doanh nghiệp sản xuất đường đã lo ngại thiếu nguồn mía nguyên liệu để ép trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58' - 28/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00' - 28/11/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54' - 28/11/2024
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.