Hội nghị G20 trong năm nay đã đạt kết quả thành công hơn dự đoán
Diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới đang có những biến chuyển phức tạp, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) – 2017 trong hai ngày 7-8/7 tại Hamburg (Đức) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế.
Bối cảnh phức tạp, khó lường của thế giới, sự chia rẽ giữa Mỹ với các thành viên khác trong G20 cùng những nội dung nghị sự bao trùm nhiều vấn đề lớn toàn cầu, như tăng trưởng, thương mại, tài chính quốc tế, biến đổi khí hậu, di cư, việc làm…., đã khiến ngay cả nước chủ nhà ban đầu cũng rất dè dặt về khả năng thành công của Hội nghị.
Tuy nhiên, qua những phiên họp liên tiếp sôi nổi, cùng hàng loạt cuộc gặp song phương quan trọng bên lề và hơn hết là nội dung của Tuyên bố chung kết thúc hội nghị, có thể đánh giá sự kiện quan trọng nhất của G20 trong năm nay đã đạt kết quả thành công hơn dự đoán.
Hội nghị năm nay có chủ để “Định hình một thế giới kết nối”, trong đó nước chủ trì Đức đã đưa các nội dung như nguyên tắc tài chính, chống tội phạm xuyên quốc gia và các mối quan hệ với châu Phi làm ưu tiên cho chương trình nghị sự.Tuy nhiên, cùng với những khó khăn chưa giải quyết được từ Hội nghị G20 Hàng Châu năm ngoái, những bất đồng mới nổi lên từ quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và ngưng đàm phán hiệp định thương mại với châu Âu, đã đẩy hội nghị vào tình thế khó đoán định, thậm chí dư luận lo ngại khả năng thất bại hoặc nếu có cũng chỉ ra được một tuyên bố chung không mấy cụ thể.
Hết ngày họp đầu tiên, hội nghị vẫn căng thẳng do không tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, trừ sự đồng thuận duy nhất cho vấn đề chống khủng bố với cam kết hành động để ngăn chặn nguồn tài chính của các nhóm và tổ chức phi pháp.Tuy nhiên, các bên đã đạt được nhượng bộ trong những giờ họp cuối cùng và bản Tuyên bố chung dù thừa nhận chưa hoàn toàn giải quyết hết bất đồng, song đã thể hiện tiếng nói đồng thuận của G20 trong các nội dung quan trọng bao gồm cả thương mại và biến đổi khí hậu.
Trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh “Tôi hài lòng khi thấy 19 thành viên của G20 đều nhất trí Hiệp định Paris là không thể đảo ngược".Mặc dù không thay đổi quan điểm về việc rút khỏi thỏa thuận này, nhưng Mỹ cam kết sẽ "hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ các nước khác được tiếp cận và sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn", cũng như hỗ trợ triển khai các nguồn năng lượng sạch và tái tạo khác.
Đối với vấn đề thương mại, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ, trong đó có thương mại thiếu công bằng nhưng mặt khác cũng dành sự tôn trọng đối với vai trò của các công cụ phòng vệ hợp pháp trong thương mại.
Mặc dù dư luận có những đánh giá trái chiều về bản Tuyên bố chung của Hội nghị, nhất là việc 19 nước G20 đã công nhận quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris.Tuy nhiên, với Thủ tướng nước chủ nhà Merkel, việc thuyết phục được các nhà lãnh đạo G20 ủng hộ văn kiện cuối cùng này với cam kết về tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, năng lượng và hỗ trợ châu Phi được coi là thắng lợi nhằm giúp tăng uy tín của bà khi mà chỉ còn 2 tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Đức.
Còn với Mỹ, kết quả của Hội nghị cũng là một thắng lợi đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, mở đường cho người đứng đầu Nhà Trắng theo đuổi các chủ trương về thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo hộ các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay còn có “sức nặng” đặc biệt từ hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao song phương diễn ra bên lề.Kết quả tích cực của các cuộc gặp “con thoi” ngoài 5 phiên thảo luận chính cũng được xem là yếu tố góp phần làm hội nghị thành công ngoài mong đợi.
Được dư luận quan tâm nhất phải kể đến cuộc hội đàm trực tiếp Nga – Mỹ, bởi lẽ đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa nguyên thủ hai nước kể từ khi ông Trump nhậm chức và được đánh giá là có tính chất “định hình thế giới”.
Cuộc gặp kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, thay vì khoảng 30 phút theo kế hoạch ban đầu, được nhận định là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ thời gian qua đặc biệt căng thẳng.
Việc hai bên tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề nóng, như nhất trí thiết lập đường dây liên lạc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và đạt thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực Tây Nam Syria, là kết quả nổi bật nhất.
Ngay sau cuộc gặp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “phát tín hiệu” đẩy mạnh cải thiện quan hệ với Mỹ, với hy vọng Moskva và Washington sẽ thiết lập được mối quan hệ thân thiện hơn dưới thời chính quyền Trump.
Quan hệ Nga – Nhật Bản cũng được ghi nhận bước tiến tại thượng đỉnh G20. Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai bên đã nhất trí tổ chức một cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao vào cuối tháng 8 tới tại Moskva.Đây được xem như một phần trong nỗ lực vạch ra những dự án cụ thể cho các hoạt động kinh tế song phương.
Việc Thủ tướng Abe kêu gọi Nga đóng vai trò tích cực hơn trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như việc Moskva khẳng định đang hối thúc Bình Nhưỡng ngừng các hành động đi ngược lại chủ trương không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu phần nào cho thấy mong muốn của hai bên cùng chung tay giải quyết các vấn đề quốc tế nói chung và quan hệ song phương nói riêng.
Cuộc gặp bộ ba giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Pháp Memmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng được chờ đợi không kém.Mặc dù chưa có một giải pháp rõ ràng nào được đưa ra, song 3 nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận xây dựng và cùng khẳng định cần phải sớm đưa ra giải pháp hiệu quả.
Tham gia Hội nghị với tư cách đại diện nước chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC 2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với các thành viên G20 tích cực đóng góp ý kiến cho những vấn đề lớn toàn cầu.Phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, với vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam thúc đẩy sự kết nối với G20 về các chủ đề ưu tiên trong chương trình nghị sự APEC 2017, trong đó có phát triển bền vững và sử dụng hiệu qủa năng lượng.
Với 12 lần tổ chức hội nghị thượng đỉnh, không thể phủ nhận đến nay, G20, với quy mô chiếm gần 90% GDP toàn cầu, 65% dân số thế giới, đóng góp tới 80% tăng trưởng kinh tế toàn cầu và thương mại quốc tế… đã từng bước chứng minh khả năng và thực lực trong việc trở thành “đầu tàu” dẫn dắt nền kinh tế thế giới.Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động chính trị-an ninh lớn gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế mới nổi đang chậm lại, trong khi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển vẫn hết sức mong manh, rõ ràng thách thức của G20 trong giải quyết những vấn đề toàn cầu là không hề nhỏ.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia quốc tế đều có chung nhận định rằng “nếu G20 không thể giải quyết được các vấn đề toàn cầu, sẽ không có thực thể nào đủ sức giải quyết được”.
Việc cơ bản dung hòa và thỏa hiệp những khác biệt về lợi ích giữa các nước trong các vấn đề chung được xem là cốt lõi thành công của G20, cơ chế vốn được coi là nòng cốt trong việc quản trị toàn cầu của thế kỷ XXI./.
Xem thêm:
>>>>Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác với các quốc gia trong nhiều lĩnh vực
>>>>Hội nghị G20: Tuyên bố chung nhấn mạnh nội dung thương mại và biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G20 nhất trí về vấn đề biến đổi khí hậu trong tuyên bố cuối cùng
21:39' - 08/07/2017
Trong tuyên bố chung sau hội nghị G20, các nước nhất trí "lưu ý" tới quyết định rút khỏi Hiệp định Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20
20:55' - 08/07/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk...
-
Kinh tế Thế giới
G20 đạt thỏa hiệp về thương mại nhưng bất đồng về vấn đề khí hậu
16:22' - 08/07/2017
Ngày 8/7, tiếp tục chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo nhóm này đã đạt được thỏa hiệp về lĩnh vực thương mại, song vẫn bất đồng về vấn đề chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20
13:14' - 08/07/2017
Tối 7/7 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp chính thức với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.