Hồi sinh vùng đất nhiễm mặn Lộc An
Do bị ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập và từ việc nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú bị thẩm thấu ra môi trường, từ năm 2012 đến năm 2015, vùng đất sản xuất lúa ở ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ trở thành vùng đất “chết”, người dân “bất lực” nhìn những cánh đồng bỏ hoang, vì lúa cứ trồng xuống là chết do độ mặn cao.
Thế nhưng, 2 năm trở lại đây nhờ mày mò nghiên cứu người nông dân ở đây đã cải tạo thành công vùng đất nhiễm mặn để trồng lúa, không những thế họ còn có thể trồng được 3 vụ lúa/năm, cho năng suất và chất lượng cao. Nhờ vậy mà đời sống của bà con nơi đây đã ổn định hơn, cuộc sống ấm no hơn. Gia đình anh Lê Hùng Sỹ, ngụ ấp An Bình, xã Lộc An có gần 1ha đất trồng lúa, trước đây việc trồng lúa của gia đình anh hết sức bấp bênh do đất ruộng của gia đình anh bị nhiễm mặn nặng, lúa cứ trồng xuống đến đâu chết đến đó, khiến anh phải bỏ hoang ruộng lúa một thời gian dài, đời sống của gia đình anh vô cùng bấp bênh, bữa đói bữa no. Năm 2015, sau nhiều lần trồng lúa trên đất mặn không thành công, tình cờ anh phát hiện ra việc phương pháp ép mặn từ các hộ làm đầm nuôi tôm cá, đó là người ta thường đào các mương sâu xung quanh đầm để nước phèn có thể chảy ra ngoài, hạn chế phần nào độ mặn. Lúc đó trong anh Sỹ lóe lên suy nghĩ thử làm theo phương pháp này xem có cải tạo được ruộng trồng lúa đang bị nhiễm phèn không? Nghĩ là làm, ngay sau đó anh đã tiến hành đào các mương sâu ở xung quanh tất cả các ruộng lúa của gia đình, rồi tiến hành bơm nước ngọt vào để rửa phèn trong ruộng chảy ra, với cách này anh làm thường xuyên và nhiều lần.Để có nước ngọt anh phải tiến hành khoan giếng sâu khoảng 40m ngay trên bờ ruộng. Từ cách làm này, độ mặn của ruộng lúa giảm dần và dần hồi phục trở lại.
Anh Sỹ chia sẻ, sau khi độ mặn trong ruộng lúa đã giảm nhiều anh tiến hành gieo sạ lúa, sau đó khi hạt lúa đã bén rễ anh tiếp tục cho nước ngọt vào xả mặn thêm nhiều lần nữa, rồi tiếp tục tiến hành cho nước ngọt vào ngâm cho lúa không bị nhiễm mặn, sau đó lại tiếp tục xả nước ra khỏi ruộng để lúa có thể ló ngọn lên sinh trưởng và phát triển. Trong quá 1 vụ lúa anh bơm liên tục mỗi lần bơm anh lại ngâm 3 đến 4 ngày rồi lại xả nước ngọt ra khỏi ruộng. Anh Sỹ cho biết, nếu như trước đây, khi chưa tiến hành phương pháp ép mặn này một năm gia đình anh chỉ sản xuất được 1 vụ lúa vào mùa mưa, với năng suất rất thấp với trung bình 1ha chỉ đạt 3 đến 4 tấn/vụ. Thì nay, nhờ áp dụng phương pháp này gia đình anh có thể sản xuất được 3 vụ lúa/năm, với năng suất đạt 6 đến 8 tấn/1ha (tùy vụ). Sau một thời gian thử nghiệm thành công phương pháp ép mặn anh Sỹ đã mạnh dạn thuê lại hơn 10ha ruộng lúa bỏ hoang của bà con trong vùng để sản xuất lúa và hiện nay mô hình này rất thành công. Mỗi năm gia đình anh Sỹ thu về khoảng hơn 300 triệu đồng từ trồng lúa trên vùng đất trước đây bị bỏ hoang hóa do nhiễm mặn cao. Thấy mô hình của gia đình anh Sỹ rất thành công, nhiều bà con trong vùng, nhất là các hộ dân cùng ấp An Bình trước đây bị ảnh hưởng nặng nề từ việc thẩm thấu nước mặn do nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú khiến toàn bộ diện tích trồng lúa và hoa màu sát khu vực công ty đều bị chết do nhiễm mặn, thì nay cũng nhờ phương pháp này đã dần được hồi sinh một màu xanh tươi tốt. Với phương pháp ép mặn, gia đình ông Trịnh Văn Bông, Ấp An Bình, ở xã Lộc An cũng sử dụng nước ngọt từ giếng khoan để bơm rửa mặn cho 1,2ha ruộng lúa của gia đình. Theo ông Bông, từ lúc gieo sạ đến lúc cây lúa nảy mầm, ông phải bơm – xả nước 5 lần để rửa mặn.Nhờ phương pháp này, gia đình ông Bông và các hộ lân cận đã sản xuất được lúa như những ruộng khác. Tất nhiên, chi phí tăng cao hơn các ruộng lúa bình thường từ 2-3 triệu đồng/vụ/ha nhưng bù lại, cũng với diện tích lúa này ông Bông có thể canh tác được 3 vụ - thay vì bỏ hoang như trước đây.
Chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đến nay, toàn bộ 30 ha lúa nhiễm mặn của các hộ dân ở ấp An Bình, xã Lộc An cũng đã sản xuất được 3 vụ/năm. Bình quân mỗi ha 1 vụ đạt năng suất từ 6-8 tấn. Sau khi trừ chi phí nông dân có lãi từ 20-25 triệu đồng/ha. Ông Phạm Duy Ân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ cho biết, nhờ áp dụng phương pháp ép mặn hay còn gọi là thau chua rửa mặn này mà dến thời điểm này bà con nông dân trên địa bàn xã đã sản xuất được lúa trên vùng đất nhiễm mặn, trước đây thường bỏ hoang không thể trồng được bất cứ loại cây trồng nào. Nhờ đó, đã giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lắp đặt công nghệ xử lý mùi tại 3 nhà máy chế biến bột cá ở Bà Rịa-Vũng Tàu
19:02' - 05/06/2017
Ngày 5/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Thành Long chủ trì buổi làm việc, nghe báo cáo về tình hình xử lý ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến bột cá trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
16:51' - 16/05/2017
Ngày 16/5, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp bất thường, thông qua Nghị quyết thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Những mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao ở Bà Rịa - Vũng Tàu
10:15' - 13/05/2017
Rau ăn lá, củ, quả được trồng trong hệ thống nhà lưới, nhà màng với hệ thống tưới tiết kiệm bán tự động theo công nghệ của Israel. Rau được trồng, chăm sóc theo một quy trình đặc biệt an toàn….
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu tồn nhiều lợn quá lứa gây khó khăn trong tiêu thụ
15:43' - 09/05/2017
Giá bán lợn hiện nay ở các hộ dân trên địa bàn tỉnh chỉ từ 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMN 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 22/11/2024
19:30' - 21/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 22/11 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024 - SXTV Hôm nay - KQXSTV 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSTV 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 22/11. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024. SXVL ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSVL 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. SXBD ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
XSBD 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.