IMF bi quan về bức tranh kinh tế toàn cầu
Tác động tiêu cực của "cú sốc" người dân Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 19/7, IMF dự báo nền kinh tế thế giới trong năm 2016 và năm 2017 sẽ tăng trưởng lần lượt 3,1% và 3,4%, giảm 0,1% cho mỗi năm so với dự đoán hồi tháng Tư vừa qua.
Đây là lần thứ 5 trong vòng 15 tháng qua thể chế tài chính này điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
IMF nhận định: bất chấp sự cải thiện gần đây tại Nhật Bản và châu Âu cùng sự phục hồi phần nào của giá hàng hóa, nền kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với sự bất ổn sau khi kịch bản Brexit xảy ra, phủ bóng đen lên bầu trời nước Anh và toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).Theo thể chế tài chính này, tình trạng bất ổn vẫn đang tiếp diễn có thể gây áp lực lên tiêu dùng và đặc biệt là hoạt động đầu tư.
Dự báo kinh tế toàn cầu đi xuống cũng kéo theo triển vọng không mấy lạc quan tại một loạt nền kinh tế như Anh, Mỹ, Nigeria và Nhật Bản.
Cụ thể, IMF cho rằng "cơn địa chấn" Brexit sẽ tác động mạnh đến bản thân nước Anh với tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 1,7% trong năm nay và 1,3% trong năm tới, giảm lần lượt 0,2% và 0,9% so với dự báo trước đó.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ được đánh giá không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự kiện Brexit, và được dự báo đạt tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,5% trong năm sau. Theo IMF, kinh tế Nhật Bản ước tăng 0,3% trong năm nay, và tăng 0,1% trong năm tới.
Tăng trưởng kinh tế của Nigeria, nền kinh tế lớn nhất của châu Phi, được dự báo sẽ sụt giảm mạnh với mức tăng trưởng âm 1,8%, thay vì tăng trưởng 2,3%, trong năm nay do giá dầu lao dốc gây tổn thương đến doanh thu dầu mỏ, hoạt động sản xuất điện và lòng tin của giới đầu tư.
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara xuống còn 1,6%. Một nền kinh tế mạnh khác của châu lục là Nam Phi cũng chỉ có mức tăng trưởng rất thấp là 0,1%.
Triển vọng kinh tế của Trung Quốc có vẻ khả quan hơn khi IMF nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên 6,6%, tăng 1,1% so với dự báo trước, do những yếu tố như sự hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng trung ương nước này đối với nền kinh tế.
Đối với Eurozone, mặc dù IMF nâng mức dự báo tăng trưởng tại khu vực này lên 1,6% trong năm nay, song dự báo giảm xuống còn 1,4% trong năm 2017 do lòng tin người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể sụt giảm.
Bên cạnh đó, IMF cũng cảnh báo khả năng xuất hiện những nguy cơ lớn kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.
Theo thể chế tài chính này, các khoản nợ xấu và tình hình tài chính yếu kém của các ngân hàng Hy Lạp, Italy và Bồ Đào Nha cũng như tình trạng thị trường hỗn loạn kéo dài là những yếu tố có thể dẫn tới những hậu quả kinh tế vĩ mô khắc nghiệt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
07:39' - 20/07/2016
Theo dự báo mới của IMF, nền kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng 3,1% năm 2016 và 3,4% năm 2017, đều giảm 0,1% so với dự báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
IMF kêu gọi hợp tác toàn cầu vì sự phát triển của các nước thu nhập thấp
13:48' - 15/07/2016
Ngày 14/7, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde kêu gọi sự hợp tác giữa các nước nhằm cải thiện điều kiện sống ở các quốc gia thu nhập thấp.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Brexit ảnh hưởng không nhiều đến kinh tế Mỹ
06:04' - 14/07/2016
IMF đánh giá, Brexit, làm gia tăng bất ổn và nguy cơ đối với kinh tế Mỹ song chỉ có tác động không đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của cường quốc số 1 thế giới này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc IMF: Brexit không gây suy thoái toàn cầu
13:16' - 11/07/2016
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã gây ra bất ổn đáng kể đối với kinh tế thế giới, song không chắc dẫn tới suy thoái toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.