Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Doanh nghiệp thủy sản chung tay lấy lại "thẻ xanh"
Nhận thức rõ sự cần thiết của việc tuân thủ các quy định từ thị trường EU, thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy, hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, cùng chung tay với ngành thủy sản thành phố triển khai nhiều biện pháp chống khai thác IUU để lấy lại "thẻ xanh" cho ngành thủy sản Việt Nam.
Theo ông Đặng Duy Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, phần lớn sản lượng khai thác của các tàu cá được bán cho các doanh nghiệp để chế biến xuất khẩu. Trước việc thủy sản bị rút "thẻ vàng" sẽ khiến sản phẩm khai thác bị tiêu thụ chậm, hạ giá thành gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì hoạt động sản xuất của ngư dân cũng như doanh nghiệp.Bên cạnh đó, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm kiếm các thị trường khác ngoài EU, do các thị trường khác cũng sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho nước bị EU rút "thẻ vàng"; chi phí tăng cao và rủi ro tổn thất do hàng bị từ chối, trả lại.
Cụ thể, trong thời gian bị "thẻ vàng", 100% container hàng hải sản xuất khẩu qua EU của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, thời gian kiểm tra có thể kéo dài từ 3-4 tuần/container, riêng chi phí kiểm tra nguồn gốc là 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. Kể từ khi EC công bố rút "thẻ vàng" đối với thủy sản khai thác Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản, Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long-Đà Nẵng cảm thấy rất lo lắng, bởi 80% sản phẩm cá ngừ đóng hộp của công ty được xuất sang thị trường EU. Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long-Đà Nẵng cho biết, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu nên việc xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, công ty cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến, bởi hàng cá ngừ sọc dưa tại Đà Nẵng chỉ đáp ứng được khoảng 70-80%, buộc công ty phải nhập hàng từ Bình Định. Theo ông Bình, công ty đang gặp khó khăn trong việc lấy nhật ký khai thác tàu của ngư dân, dẫn đến thời gian xác nhận trễ, khó làm hồ sơ xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh. Việc lấy được nhật trình khai thác tại chỗ đã khó, việc lấy từ địa phương khác còn khó hơn bởi để có được những giấy tờ này thì phải qua rất nhiều khâu. Ông Bình cho rằng, một trong những lo ngại lớn nhất khi hải sản Việt Nam khi bị "thẻ vàng" từ EC đó chính là uy tín, hình ảnh, chất lượng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường khác cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác rất e ngại với sản phẩm bị phạt theo quy định IUU.Nếu thị trường EU ngừng nhập khẩu thủy sản khai thác của Việt Nam thì rất dễ xảy ra hiệu ứng "domino" ra các thị trường khác. Do vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, cùng sự đồng hành của ngư dân để cùng với doanh nghiệp từng bước tháo gỡ những khó khăn này.
Dự đoán thị trường xuất khẩu sang EU sẽ gặp nhiều khó khăn, đầu năm 2017, Công ty cổ phần Khang Thông (Đà Nẵng) đã mở rộng xuất khẩu sang thị trường Algeria (châu Phi) và thị trường Thái Lan (châu Á).Ông Lê Bá Luân, Giám đốc Công ty cổ phần Khang Thông cho biết, trước đây, 40% hàng hải sản của công ty được xuất sang thị trường Tây Ban Nha và Anh, còn lại được xuất sang thị trường Algeria và thị trường một số nước châu Á. Hiện xuất khẩu hải sản của công ty sang thị trường châu EU chỉ chiếm trên 10%, còn lại chủ yếu là thị trường Algeria.
Lý giải về việc công ty chuyển hướng sang thị trường châu Phi, ông Luân cho rằng, hiện tất cả các container hải sản xuất sang thị trường EU phải bắt buộc có giấy chứng nhận khai thác hải sản, trong khi đó phía thị trường châu Phi lại không yêu cầu vấn đề này. Cũng giống như Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long - Đà Nẵng, mặc dù nằm tại Trung tâm nghề cá của miền Trung nhưng Công ty Khang Thông cũng đang phải đối mặt với "bài toán" thiếu nguyên liệu.Theo ông Luân, đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, có ngày công ty chỉ thu được 200 kg cá ngừ sọc dưa. Để duy trì mặt hàng xuất khẩu, công ty phải nhập mặt hàng này từ Khánh Hòa về để sản xuất. Đến nay, Công ty chỉ xuất khẩu một mặt hàng duy nhất là cá sọc dưa sang các thị trường này.
Ông Luân hi vọng vụ cá Nam sắp tới nguồn nguyên liệu sẽ dồi dào.
Mặc dù, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị xuất khẩu nhưng công ty luôn đồng hành cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cam kết chống khai thác IUU.Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty tin tưởng, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự đồng hành của ngư dân, ngành thủy sản của Việt Nam sẽ lấy lại được "thẻ xanh" từ EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
08:52' - 18/04/2018
Tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp sang EU và nội tại ngành khai thác thủy sản hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để xây dựng ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững?
20:12' - 05/04/2018
Ngành thủy sản cần cơ cấu lại cho phù hợp; tổ chức các cấp hướng đến một nghề cá bền vững, trách nhiệm, khai thác có hiệu quả, hội nhập trước thách thức của thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
-
DN cần biết
Giải pháp khắc phục tình trạng hàng thủy sản bị nước ngoài cảnh báo, trả về
18:48' - 04/04/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị 09/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Quỹ Toyota Việt Nam bàn giao công trình nước sạch cho trường tiểu học tại Bến Tre
09:14' - 22/12/2024
Nhằm hỗ trợ nhu cầu nước sạch ở cnuowcs ác trường học vùng sâu, vùng xa, Quỹ Toyota Việt Nam vừa bàn giao công trình nước sạch cho Trường Tiểu học An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
-
Doanh nghiệp
Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng
17:50' - 21/12/2024
Tầm nhìn của ông Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.
-
Doanh nghiệp
Thêm công ty Trung Quốc vào tầm ngắm của Mỹ vì “tiếp tay” cho Huawei
15:43' - 21/12/2024
Công ty Sophgo của Trung Quốc đã bị chú ý sau khi một chip được tìm thấy trên hệ thống đa chip Ascend 910B của Huawei trùng khớp với chip mà công ty này đã đặt hàng từ TSMC.
-
Doanh nghiệp
Toyota Việt Nam hợp tác nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô
08:49' - 21/12/2024
Trong khuôn khổ Tech Fest Vĩnh Phúc 2024, Toyota Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương tổ chức các hoạt động đẩy mạnh nội địa hóa ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.
-
Doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững
07:34' - 21/12/2024
Ngày 20/12, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng năm 2024.
-
Doanh nghiệp
VinFast Energy, Marubeni và Vinpearl khánh thành dự án pin lưu trữ năng lượng
17:54' - 20/12/2024
VinFast Energy, Marubeni và Vinpearl đã chính thức đưa hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) tại Vinpearl Resort Nha Trang vào vận hành thương mại.
-
Doanh nghiệp
Ngành hàng không Trung Quốc lập kỷ lục về vận chuyển hành khách
17:02' - 19/12/2024
Các hãng hàng không Trung Quốc đã vận chuyển số lượng hành khách vượt 700 triệu lượt người, lập kỷ lục trong lịch sử phát triển.
-
Doanh nghiệp
Thúc tiến độ dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên nhằm đảm bảo điện 2025
16:33' - 19/12/2024
Trạm 500kV Vĩnh Yên khi hoàn thành sẽ nâng khả năng tải, thu hút nguồn điện từ các nhà máy điện, góp phần quan trọng đảm bảo điện khu vực miền Bắc trong các thời gian cao điểm mùa khô.
-
Doanh nghiệp
Khan hiếm việc làm, nhiều nhà thầu xây dựng đang “phá giá”
10:02' - 19/12/2024
Nếu tình trạng “phá giá” trong đấu thầu vẫn tiếp diễn thì các doanh nghiệp xây dựng sẽ phá sản rất nhanh; thậm chí, trong vài năm nữa không còn doanh nghiệp xây dựng để làm nhà thầu.