Khô hạn và xâm nhập mặn đã tàn phá Kiên Giang như thế nào?

14:42' - 04/04/2016
BNEWS Từ một vùng đất được xem là màu mỡ, giờ đây người dân Kiên Giang đang phải chứng kiến những cánh đồng lúa chết khô với tổng diện tích thiệt hại ước tính trên 35.000 ha.

Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao, hạn hán do El Nino, … những vấn đề nghiêm trọng đó đang diễn ra và tác động nặng nề, trực tiếp lên đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Trong đó, Kiên Giang là một trong những tỉnh đã và đang xảy ra tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nghiêm trọng nhất trong suốt hàng chục năm qua.

Từ một vùng đất được xem là màu mỡ thì giờ đây người dân ở những huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất là An Biên, Kiên Lương, U Minh Thượng… đang phải chứng kiến những cánh đồng lúa chết khô với tổng diện tích thiệt hại ước tính trên 35.000 ha.

Họ giờ phải mua và tích trữ nước ngọt để sử dụng qua ngày.

Cả cánh đồng lúa ở Ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Vụ Đông Xuân nơi đây, toàn bộ 1.400 ha lúa bị nhiễm mặn 100%. Thu hoạch vụ mùa chỉ đạt 40% so với vụ mùa năm trước. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Võ Văn Thảo, ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên thẫn thờ nhìn những bông lúa chết khô vì thiếu nước và nhiễm mặn. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những con kênh phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng ở xã Hưng Yên, huyện An Biên bị nhiễm mặn trầm trọng, là nguyên nhân chính dẫn đến độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng làm mất mùa, chết lúa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng ở huyện An Biên giờ đây đang bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở các huyện An Biên, Kiên Lương, U Minh Thượng...đang trong cảnh lúa chết khô, đồng ruộng bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nhiều nơi đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở huyện An Biên đang trong cảnh lúa chết khô, đồng ruộng bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở huyện An Biên đang trong cảnh lúa chết khô, đồng ruộng bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở huyện An Biên đang trong cảnh bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những công trình cống ngăn mặn đang được khẩn trương xây dựng tại ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những công trình cống ngăn mặn đang được khẩn trương xây dựng tại ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Cả cánh đồng lúa của gia đình anh Phạm Sang Giàu, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn, xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Vụ Đông Xuân năm nay, toàn bộ 1.400 ha lúa nơi đây bị nhiễm mặn 100%. Thu hoạch cả vụ của ấp chỉ đạt 40% so với vụ Đông Xuân trước. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Cả cánh đồng lúa của gia đình anh Phạm Sang Giàu, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn, xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Vụ Đông Xuân năm nay, toàn bộ 1.400 ha lúa nơi đây bị nhiễm mặn 100%. Thu hoạch cả vụ của ấp chỉ đạt 40% so với vụ Đông Xuân trước. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Đinh Văn Hùng, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương thẫn thờ trước bó lúa toàn bông khô lép, đen xạm vì nhiễm mặn giữa cánh đồng của gia đình. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Cánh đồng lúa của gia đình anh Phạm Sang Giàu, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn nặng nề, cả cánh đồng lúa trở nên đen xám và chết dần do bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, do đã gần đến độ thu hoạch nên anh vẫn cho thu hoạch để mang về bán lại cho thương lái hoặc cho gia cầm ăn. Anh chua chát: “Lúa này đến gà vịt còn chê nhưng vẫn phải gặt mang về”. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Gia đình bác Phan Hiểu Nghĩa, ấp Sẻo Vẹt, xã Nam Thái A, huyện An Biên mua 4 lu nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt với giá 160 nghìn đồng. Theo bác ước tính, nếu tiết kiệm, lượng nước ấy chỉ đủ dùng cho cả gia đình trong vòng 2 tuần. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Gia đình bác Trần Thị Thu, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên đang rửa phèn bám lại trong chiếc lu mà gia đình bác lọc nước dùng để sinh hoạt rửa bát đũa, tay chân từ nguồn nước ngầm. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Chị Nguyễn Diệu Hiền, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên phải chắt chiu nước khi tắm cho con nhỏ bằng cách cho nước vào chiếc cóng rồi nhúng khăn ướt để tắm, vì nhà chị ở xa nên ghe chở nước ngọt bán mấy ngày nay vẫn chưa vào tới. Nguồn nước ngầm nơi nhà chị ở đã bị nhiễm mặn và không thể sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Người dân ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên ngày ngày phải chắt chiu sử dụng nước ngọt sinh hoạt mua với giá từ 40 nghìn đến 60 nghìn đồng một lu nước, tương đương với một mét khối nước, vì tất cả nguồn nước ngầm nơi đây đều đã bị nhiễm mặn. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên, tất cả nguồn nước ngầm đều đã bị nhiễm mặn. Những chiếc máy bơm nước từ giếng khoan từ lâu đã bị lãng quên, trở nên thừa thãi và hoen gỉ. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Bác Nguyễn Dữ (bên phải) và bác Phạm Thanh Nhanh, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên đang kiểm tra độ nhiễm mặn của nước từ con kênh chạy qua trước nhà. Những con kênh này giờ có độ nhiễm mặn rất cao. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Hồ Việt Trung sống tại ấp 82, xã Thuận Hòa, huyện An Biên chở nước ngọt vào bán ại Ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A với giá từ 40 nghìn đồng (với nhà ở gần kênh) và 60 nghìn đồng (với nhà ở xa kênh) cho một lu nước, tương đương với một mét khối. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Hồ Việt Trung sống tại ấp 82, xã Thuận Hòa, huyện An Biên chở nước ngọt vào bán ại Ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A với giá từ 40 nghìn đồng (với nhà ở gần kênh) và 60 nghìn đồng (với nhà ở xa kênh) cho một lu nước, tương đương với một mét khối. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Với những em bé ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A (huyện An Biên), việc được mẹ mở nước ngọt để rửa mặt khi vừa đi học về giờ là cả một niềm vui bất tận. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những bông lúa bị nhiễm mặn, trở nên xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN

Xem thêm: Kinh nghiệm chống xâm nhập mặn bằng xây đê, đắp đập ở một xã vùng chua mặn

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục