Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Không còn lo lắng việc “diệt chuột sợ làm vỡ bình”
Nhiều ý kiến cho rằng, phòng, chống tham nhũng là một trong nhiều giải pháp tạo động lực cho sự phát triển đất nước.
*Cử tri tin tưởng Theo đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa), công cuộc phòng chống tham nhũng trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo niềm tin cho người dân, đảm bảo chấp hành quy định của pháp luật đồng bộ giữa các cấp và các ngành từ Trung ương đến địa phương.Việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng đã gạt bỏ những lực cản của sự phát triển.
Thông qua sự phát triển vững mạnh của đất nước đã minh chứng đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng góp phần tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong nội bộ, tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển, không còn lo lắng việc “diệt chuột sợ làm vỡ bình”.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho biết, cử tri, nhân dân phấn chấn, tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ, với thái độ quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng làm trong sạch bộ máy Đảng, bộ máy của hệ thống chính trị.“Chưa bao giờ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm và có kết quả như hiện nay”, đại biểu bày tỏ.
*Còn nhiều băn khoăn Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Lâm băn khoăn về vấn đề tiết kiệm và chống lãng phí. “Việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vẫn được làm đều đặn, thường xuyên nhưng các cơ chế chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức, phương pháp quản lý chưa có sự thay đổi căn bản thì xem ra việc chống lãng phí vẫn phần nhiều chỉ ở bề nổi”, đại biểu nói.Làm rõ hơn, đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) cho hay, quản lý sử dụng tài chính, tài sản nhà nước, luôn là vấn đề nhức nhối, xảy ra nhiều vụ việc nổi cộm. Nhiều địa phương, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước buông lỏng quản lý, để hoang, sử dụng sai mục đích nhiều khu đất có giá trị.
Bán, cho thuê nhiều nhà đất công không đúng đối tượng, giá thành quá thấp gây thất thoát, lãng phí lớn. Tình trạng định giá tài sản công không đúng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Triển khai dự án chậm tiến độ, tăng vốn đầu tư xảy ra ở nhiều nơi.
Quản lý trụ sở, mua sắm tài sản, chi ngân sách nhà nước tại các cơ quan, doanh nghiệp còn nhiều vi phạm. Trong điều kiện dư địa tăng trưởng kinh tế dần bị thu hẹp như hiện nay, việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản vào các nguồn lực khác của Nhà nước phải là nhiệm vụ cấp thiết và có giải pháp đột phá, tạo chuyển biến thực chất.
Chung sự băn khoăn, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho biết, về tổng thể, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí có những chuyển biến tích cực như việc Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để chấn chỉnh công tác quản lý, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, siết lại kỷ luật tài chính, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách nhà nước.Có những quy định trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, chương trình của Chính phủ đề ra đã không thực hiện được một cách đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời ở một số ngành, một số địa phương, cơ quan, đơn vị như mong đợi, làm ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đơn cử như có 6/34 bộ, cơ quan ngang bộ, 6/63 tỉnh, thành phố và 9/23 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước không xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.Đến tháng 4/2018, có 16/34 bộ, cơ quan ngang bộ, 17/63 tỉnh, thành phố, 16/23 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước không báo cáo chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018 của đơn vị mình để tổng hợp báo cáo với Quốc hội.
Điều đó cho thấy việc tuân thủ các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ đã không được thực hiện nghiêm túc, đại biểu này khẳng định.
Đại biểu Mai Sỹ Diến cũng cho rằng, việc chấp hành kỷ luật tài chính, ngân sách chưa nghiêm. Công tác quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của nhiều đơn vị không đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước các mức độ khác nhau ở các cơ quan quản lý sử dụng tài chính, ngân sách khác nhau.Tình trạng vi phạm chính sách pháp luật về đất đai, khai thác khoáng sản, khai thác cát, đá gây thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia và gây nhiều khiếu kiện trong nhân dân.
Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng bị vi phạm, ở một số nơi có biểu hiện thách thức pháp luật và có sự tiếp tay của người có trách nhiệm bảo vệ rừng, gây thất thoát tài nguyên và lãng phí nhiều nguồn lực để khắc phục.
Đại biểu kiến nghị siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xem xét kết luận việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhằm chấn chỉnh và xử lý cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện.“Tôi thấy thực hiện tốt giải pháp này vừa bảo đảm nâng cao kỷ cương, kỷ luật, vừa giảm việc bổ sung thêm củi vào lò đang nóng từ những vi phạm trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, đại biểu Mai Sỹ Diến nói.
Ông đề nghị đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời gian lao động ở khu vực nhà nước, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; siết chặt công tác quản lý tài sản công, định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa, ngăn chặn có hiệu quả việc cố tình làm trái quy định của pháp luật hoặc lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi, lợi ích nhóm trong quản lý đất đai, ngân sách của một số lãnh đạo, cán bộ, công chức và doanh nghiệp.Đây là vấn đề quan trọng và cấp bách, thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước để chảy vào túi một số cá nhân, tiêu cực, tham nhũng, mất đoàn kết.
Cũng như vậy, đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) đề nghị giám sát việc thu chi ngân sách, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, nhất là tại các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực có nguy cơ thất thoát, lãng phí tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm, việc bao che tiếp tay lợi ích nhóm./. Xem thêm:>>>Còn nhiều nút thắt trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
>>>Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Nâng cao chất lượng, bảo đảm tính bền vững tăng trưởng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV: Cử tri đánh giá về phiên thảo luận tại hội trường
15:42' - 25/05/2018
Nhiều cử tri Thủ đô cho rằng, các các đại biểu Quốc hội đã thảo luận thẳng thắn, sôi nổi, tâm huyết, làm rõ những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu Quốc hội quan ngại về tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công
14:50' - 25/05/2018
Một trong những vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn trong bức tranh kinh tế-xã hội năm 2017 là nợ đọng xây dựng cơ bản và những lãng phí trong đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Quan điểm trái chiều về đấu giá biển số đẹp
13:04' - 25/05/2018
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 25/5, đấu giá biển số đẹp là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm đề cập, tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Kinh tế đã có mức tăng trưởng ngoạn mục
12:59' - 25/05/2018
Phân tích kỹ về các chỉ số tăng trưởng trong năm 2017, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm, thêm 1,29 triệu tấn thì không đạt mục tiêu tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả