Lại "nóng" câu chuyện chống buôn lậu
Đã thành thông lệ, cứ đến dịp cuối năm là Quảng Ninh lại trở thành tâm điểm của những hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Dù đã có nhiều biện pháp mạnh tay nhưng với những thủ đoạn tinh vi, manh động của giới buôn lậu khiến "chảo lửa" nơi cửa khẩu này vẫn luôn nóng cả ngày lẫn đêm.
Lợi dụng kẽ hở Với đường biên giới dài, Quảng Ninh hiện có ba cửa khẩu, bảy tuyến quốc lộ và 12 tỉnh lộ với tổng chiều dài gần 800 km; 15 tuyến đường thủy nội địa dài 218 km; 13 bến xe khách; 90 cảng bến, trong đó có 31 cảng bến xuất khẩu than, 47 cảng bến hàng hóa và 12 cảng bến khách.Đây vừa là lợi thế để Quảng Ninh phát triển kinh tế, nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm.
Ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh cho biết, với những giải pháp đồng bộ, xuyên suốt được thực hiện từ tỉnh xuống các địa phương nên thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không xảy ra những vụ việc, ổ nhóm lớn. Mỗi năm, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh ban hành từ 600 - 700 văn bản chỉ đạo các phòng, đội triển khai nhiệm vụ trên tất cả các các mặt công tác, nhất là về kiểm tra, kiểm soát thị trường và các lĩnh vực, nhóm, ngành hàng trọng điểm.Ngoài ra, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, ký cam kết chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh (bình quân mỗi năm từ 10.000 - 15.000 lượt tổ chức, cá nhân).
Điển hình là việc hướng dẫn các hộ kinh doanh tại chợ trung tâm, chợ hạng 1, các cơ sở bán hàng lưu niệm tại khách sạn từ 3 - 5 sao và chợ Đêm Hạ Long thực hiện niêm yết giá, đảm bảo văn minh thương mại; hướng dẫn ghi chép sổ mua, bán hàng hóa cho các chủ phương tiện vận chuyển, buôn bán rau, củ, quả tại chợ đầu mối... Dù vậy, trước việc kiểm tra kiểm soát gắt gao của các lực lượng chức năng, đối tượng vi phạm đã manh động hơn và bất chấp pháp luật. Sự đa dạng trong các chủng loại hàng lậu gây ra những khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý. Cùng với đó, một số chính sách liên quan hiện nay chưa cụ thể, dễ tạo kẽ hở để các đối tượng lợi dụng. Chẳng hạn như với tuyến đường bộ, các đối tượng chủ yếu lợi dụng địa hình đường biên sát khu dân cư với nhiều đường mòn, lối mở, địa hình để thuê người dân vác hàng qua biên giới rồi dùng xe máy vận chuyển hàng hoá vào các chợ, trung tâm thương mại, bến xe. Từ đó, hàng hoá được vận chuyển trên các xe container, xe tải nhỏ, xe khách đã được gia cố hầm vách tinh vi. Trên khâu lưu thông, hàng hoá nhập lậu như điện thoại, máy tính, ma tuý... được xé lẻ cho vào các túi xách, va ly, giấu trên người để trà trộn vào xe khách. Với tuyến đường biển, các đầu nậu lợi dụng đêm tối, sử dụng các loại phương tiện công suất lớn, thiết bị hiện đại để vận chuyển hàng cấm từ khu vực cảng Trúc Sơn, Vạn Mỹ (Trung Quốc) về khu vực phân định trên Vịnh Bắc Bộ rồi xé lẻ đưa lên các tàu nhỏ vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ. Mặc dù lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với biên phòng, hải quan, công an tăng cường đấu tranh chống buôn lậu trên các tuyến biên giới do điều kiện địa hình tuyến biên giới phức tạp và lực lượng quản lý còn mỏng nên tình trạng buôn lậu vẫn chưa hề suy giảm. Đưa ra ví dụ cụ thể, thiếu tá Hoàng Văn Quốc, Phó Đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng Hoành Mô (Bình Liêu-Quảng Ninh) cho biết, lợi dụng nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới còn hạn chế cho nên các đối tượng buôn lậu đã thuê vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Nguy hiểm hơn, các đối tượng còn thuê các cháu nhỏ chưa đến tuổi thành niên vận chuyển pháo, ma túy nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Siết chặt kỷ cương Theo dự báo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, mặc dù tình trạng buôn lậu trong hai tháng qua có chiều hướng giảm do lực lượng chức năng của tỉnh và phía Trung Quốc tăng cường công tác phòng chống buôn lậu. Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu còn diễn ra và tiềm ẩn phức tạp mọi thời điểm từ nay đến cuối năm do nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng dịp Tết Mậu Tuất 2018 tăng cao. Vì vậy, để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đề nghị lực lượng chức năng tiếp tục bám sát tình hình, tập trung kiểm soát đối với nhóm mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ thẩm lậu, gian lận thương mại, mặt hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.... Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát các tuyến, địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại. Ông Nguyễn Đức Chủ, Đội trưởng Đội quản lý thị trường Đầm Hà-Quảng Ninh chia sẻ, để chủ động kiểm tra kiểm soát thị trường dịp cuối năm, đơn vị sẽ thực hiện hiệu quả chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý địa bàn, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ xây dựng mạng lưới tin báo cơ sở nhằm góp phần ổn định thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, từ nay đến Tết, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại sẽ diễn biến phức tạp hơn với thủ đoạn và phương thức hoạt động ngày càng tinh vi.Vì vậy, các lực lượng chức năng cần tiếp tục tập trung kiểm tra, kiểm soát trên Quốc lộ 18, điểm thông quan, tuyến vận tải biển, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới… Đặc biệt, kiên quyết xử lý vi phạm kịp thời, nghiêm minh, phối hợp cơ quan chức năng điều tra, truy tố xét xử các trường hợp vi phạm theo quy định.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo 389 sẽ thành lập các tổ công tác, các đoàn kiểm tra liên ngành cơ động chủ động nắm tình hình, kiểm tra đột xuất tại một số tuyến, địa bàn trọng điểm, nơi có khả năng xảy ra buôn lậu, tập kết hàng hóa trên địa bàn.Trước đó, thực hiện Công văn số 344 của Văn phòng Chính phủ về thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Hội nghị sơ kết của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được chỉ đạo và triển khai tập trung thống nhất trong toàn Ngành, kiên quyết không có vùng cấm trong công tác này.
Trong đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu, các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm; thanh tra, kiểm tra công vụ; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… Xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính chuyền, các cơ quan chức năng để buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lộng hành do thiếu trách nhiệm, không quyết liệt trong đấu tranh phòng ngừa, chậm phát hiện, xử lý vi phạm…Các đơn vị chủ động rà soát các vụ việc nổi cộm, được dự luận chú ý, nhưng chỉ được xử lý hành chính để xem xét lại, nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc, vụ án buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doing hàng giả; xác lập chuyên an trinh sát lớn đánh trúng, đánh đúng các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ngoài ra, Bộ sẽ đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, Bộ đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh bàn thảo về siêu dự án Con đường di sản Vân Đồn
16:54' - 16/11/2017
Một siêu dự án mang tên Con đường di sản Vân Đồn vừa được đưa lên bàn thảo ngày 16/11 để Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đề xuất 12 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù đối với “đặc khu” Vân Đồn
09:43' - 02/11/2017
Việc xây dựng “đặc khu” hành chính – kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh chỉ xin cơ chế để phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh: Chìm tàu chờ than do va chạm liên hoàn
15:04' - 21/10/2017
Vào khoảng 2 giờ ngày 21/10, tại vùng biển thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), một tàu vận tải mang biển kiểm soát BN - 0945 chở 1.375 tấn than cám từ Km 6 đi Hải Phòng đã bị chìm.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh: Dừng hoạt động các tàu du lịch không đảm bảo an toàn
12:16' - 18/10/2017
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra lại các điều kiện của tàu du lịch, đặc biệt là các tàu vỏ gỗ, kiên quyết dừng hoạt động các tàu không đảm bảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh công khai danh sách xe được vận chuyển than trên các tuyến quốc lộ
10:25' - 18/10/2017
UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Công an tỉnh công khai thông tin về việc cấp phép, danh sách xe được vận chuyển than trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày 15 hàng tháng để nhân dân giám sát.
-
Kinh tế và pháp luật
Quảng Ninh: Liên tiếp phát hiện, thu giữ pháo nổ, hàng hóa không rõ nguồn gốc
21:14' - 17/10/2017
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã liên tiếp phát hiện, thu giữ pháo nổ, hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
15:49'
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.