Lưu giữ ký ức ngọt ngào qua đồ chơi Trung thu truyền thống
Cùng với sự thay đổi của cuộc sống, nhu cầu, thị hiếu đồ chơi dịp Trung thu của trẻ thơ cũng đã thay đổi rất nhiều. Nhưng những người từng gắn bó với những đồ chơi truyền thống vẫn luôn gìn giữ những kỷ niệm về các món quà dịp Trung thu.
Ký ức ngọt ngàoNhắc đến Trung thu, nhiều người sẽ liên tưởng đến những chiếc đèn ông sao lấp lánh, chiếc mặt nạ kì thú hoặc xa hơn có người sẽ nhớ đến chiếc đèn lồng làm từ vỏ chai, món đồ chơi kì diệu mà những đứa trẻ mộ thời từng háo hức thắp vào đó một cây nến rồi xách đi khắp các ngõ xóm... Đặc điểm chung của đồ chơi truyền thống là rực rỡ, nhiều màu sắc, tưởng cầu kỳ mà thực chất lại vô cùng đơn giản. Các đồ chơi truyền thống thường được làm từ những nguyên liệu quen nhau như giấy màu, nan tre, vỏ chai… mà chúng trở nên gần gũi, thân thuộc, trở thành biểu tượng của Trung thu, gắn với ký ức tuổi thơ của các thế hệ người Việt. Nguyễn Thu Trang, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội chia sẻ, quê em ở Thái Nguyên, trong ba năm đi học xa nhà, Trang không có điều kiện về quê đón Trung thu cùng gia đình. Hàng năm, em và bạn bè vẫn dành thời gian khám phá ngày rằm tháng Tám ở Thủ đô.Vào dịp Trung thu, em luôn nhớ về những đồ chơi nhỏ bé giản dị do bố mẹ em làm cho em. Trang bày tỏ, với em, những món đồ chơi dân dã ấy rất ý nghĩa và luôn mang đến cho em những kỷ niệm ngọt ngào.
Sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội, với Nguyễn Thị Thùy Linh, học sinh Trường Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng, kỷ niệm về Trung thu không phải là những đêm trăng cùng bạn bè đi khắp xóm làng mà là vào dịp Trung thu, bố mẹ lại mua tặng em một chiếc đèn ông sao, những bộ váy áo hay chiếc mũ công chúa xinh xắn để động viên em chăm ngoan, học giỏi hơn trong năm học mới.Không khí ấm áp dịp Trung thu cùng những món quà nhỏ bé đã trở thành kỷ niệm về tuổi thơ mà vào dịp Trung thu hàng năm Thùy Linh luôn nhớ đến.
Lưu giữ hồn quê
Ngày nay, dù nhiều thiết bị điện tử, đồ chơi hiện đại đã "lên ngôi" nhưng các món đồ chơi truyền thống vẫn được nhiều bạn trẻ hào hứng tìm về. Những lớp học làm đồ chơi truyền thống được mở ra trong các dịp lễ, Tết thu hút rất đông các bạn là học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Họ đến để học về lịch sử của các đồ chơi truyền thống và cách làm ra từng món đồ chơi. Nằm trong chuỗi chương trình “Vui Tết Trung thu 2017” do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức, các sinh viên tình nguyện từ nhiều trường Đại học tại thành phố Hà Nội đã được tập huấn cách làm đồ chơi truyền thống, từ chuồn chuồn tre, quạt giấy, chong chóng đến đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi…Sau khóa tập huấn, đội tình nguyện viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ để hướng dẫn lại cách làm các đồ chơi truyền thống cho các thiếu nhi tham gia đêm hội trăng rằm.
Em Đinh Thị Mỹ Linh, thành viên Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa lịch sử Thăng Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trưởng nhóm làm quạt giấy cho biết, đồ chơi truyền thống là một phần tuổi thơ của em, do đó em mong muốn truyền tình yêu của mình đến các em nhỏ, để các em có thể cảm nhận được rằng, đồ chơi Việt Nam rất đẹp và ý nghĩa. Tham dự lớp tập huấn của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội không chỉ có các bạn nữ mà còn có cả những bạn nam. Em Nguyễn Đức Ninh, sinh viên năm nhất Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, các đồ chơi truyền thống như mặt nạ, tò he, chong chóng… có sức hút đặc biệt đối với em. Trong đêm hội, Ninh sẽ hướng dẫn các em nhỏ cách làm quạt giấy, giúp các em nhỏ có một đêm Trung thu trọn vẹn, ý nghĩa hơn. Tại các cửa hàng đồ chơi Trung thu ở Hà Nội, những quầy đồ chơi truyền thống vẫn hiện diện.. Chị Nguyễn Hằng, chủ một cửa hàng tạp hóa tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy cho biết: “Đèn ông sao là một trong những mặt hàng có sức mua ổn định nhất vì giá rẻ và mẫu mã bắt mắt, trẻ em rất thích. Có những người, Trung thu năm nào cũng mua 1, 2 chiếc về bày trong nhà”. Tại phố đi bộ bên bờ hồ Hoàn Kiếm vào dịp cuối tuần luôn thấp thoáng bóng dáng những nghệ nhân tỉ mẩn ngồi nặn tò he, thổi sáo trúc hay tô vẽ chuồn chuồn tre. Những món đồ chơi bình dị này ẩn chứa giá trị sâu sắc về văn hóa truyền thống. Với việc tìm về các món đồ chơi truyền thống vào dịp Trung thu của các bạn trẻ, chúng ta tin rằng những giá trị văn hóa truyền thống sẽ còn mãi với thời gian.>>>Độc đáo Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam
>>>Sự trở lại bất ngờ của những món đồ chơi Trung thu vang bóng một thời
Tin liên quan
-
Đời sống
Độc đáo Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam
19:54' - 02/10/2017
Lễ hội rước đèn Trung thu ở thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được Tạp chí Vietbooks xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận là “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc Tết Trung thu 2017
17:39' - 02/10/2017
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có thư gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước.
-
Kinh tế tổng hợp
Sự trở lại bất ngờ của những món đồ chơi Trung thu vang bóng một thời
14:06' - 02/10/2017
Đèn Trung thu cổ, tò he, mặt nạ giấy bồi, tàu thủy sắt tây, thiên nga bông… cùng rất nhiều món đồ chơi đặc trưng của Trung thu xưa bất ngờ quay trở lại trong sự kiện văn hóa "Thu Vọng Nguyệt".
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đem niềm vui cho hành khách trên những chuyến bay mùa Trung thu
12:22' - 02/10/2017
Vietnam Airlines dành tặng nhiều món quà ý nghĩa cho hành khách trong những chuyến bay nội địa của hãng trong mùa Trung thu
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xu hướng du lịch tối giản lên ngôi trong giới trẻ toàn cầu
15:47'
Dù tên gọi có thể gây hiểu lầm nhưng xu hướng này hoàn toàn không liên quan đến việc ăn mặc, mà thay vào đó phản ánh phong cách du lịch tối giản, không hành lý ký gửi.
-
Đời sống
Xe bán tải bị đắm dưới lòng hồ, hai vợ chồng tử vong
11:33'
Ngày 6/7, UBND phường Bình Khê (Quảng Ninh) thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ xe bán tải bị đắm ở đập khiến hai vợ chồng tử vong.
-
Đời sống
Tôn vinh tiếng Việt: Gieo mầm yêu tiếng mẹ
08:24'
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 5/7, tại Trung tâm Thương mại Sapa, Cộng hòa Séc, lễ khai giảng lớp tiếng Việt Hè 2025 đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầm ấm.
-
Đời sống
Thụy Sĩ: Nắng nóng kỷ lục trong lịch sử
08:19'
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, với tình trạng nắng nóng cực đoan ở châu Âu, cơ quan khí tượng MeteoSwiss của Thụy Sĩ thông báo tháng 6 vừa qua là một trong những tháng nóng nhất lịch sử nước này.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 6/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 6/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 6/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tài xế đột quỵ bất tỉnh trên cao tốc được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời
10:01' - 05/07/2025
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông sáng 5/7 cho biết, một tài xế bị đột quỵ, nằm bất tỉnh trên cabin khi đang đi trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời.
-
Đời sống
Hà Nội: Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi có điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10
09:02' - 05/07/2025
Sau khi biết điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 tại Hà Nội, các thí sinh cần lưu ý những mốc thời gian sau.
-
Đời sống
Phát hiện thành phố cổ có niên đại 3.500 năm tuổi tại Peru
07:00' - 05/07/2025
Tại một cuộc họp báo, nhà khảo cổ học Marco Machacuay, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa Peru cho biết rằng tầm quan trọng của Peñico nằm ở chỗ khu vực này là sự tiếp nối của xã hội Caral.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/7
05:00' - 05/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 5/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.