Ngành dệt may thay đổi để bắt kịp xu hướng - Bài 1: Cơ hội từ các FTA
Từ những kết quả của năm 2017 sẽ tạo tiền đề cho ngành dệt may năm 2018 khởi sắc và có nhiều triển vọng hơn. Tuy nhiên, song hành với cơ hội thì còn nhiều khó khăn nhất định. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành trong việc tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may phát triển, bản thân các doanh nghiệp cần chuẩn bị cả nguồn lực về vốn, thị trường, công nghệ trong quá trình đầu tư, sản xuất mới, đặc biệt là xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 đã đến với tốc độ rất nhanh.
Bài 1: Cơ hội từ các FTANăm 2017 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Các chuyên gia cho rằng, có được kết quả này là nhờ sức hút từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam tham gia, đem lại lợi ích cho ngành dệt may.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành dệt may bước vào năm 2017 với nhiều bất lợi, việc Mỹ rút khỏi TPP không chỉ tác động đến tâm lý các nhà nhập khẩu khiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bị chững lại, mà còn khiến cho hoạt động đầu tư vào các nguồn cung thiếu hụt của ngành cũng bị chững lại trong suốt các tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Điều này đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu sản xuất cũng như định hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của một số nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ càng làm cho sức mua sụt giảm. Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có tăng nhưng không bứt phá bằng những thị trường mới nổi như Nga và Hàn Quốc. Các doanh nghiệp đã làm tốt việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu với sự tăng trưởng đột phá tại các thị trường còn mới như Campuchia, Trung Quốc. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mặc dù không có TPP nhưng các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới khác mà Việt Nam đã và đang đàm phán đang tạo ra sức hút cho ngành dệt may. Hiện Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự dịch chuyển đầu tư sản xuất của các nước về Việt Nam để tận dụng thuế quan ưu đãi đã giúp cho thị trường mở rộng. Có thể thấy Việt Nam đang nổi lên như một “điểm nóng” về dệt may, rất nhiều nước đang có nhu cầu giao thương với Việt Nam về lĩnh vực này. Đặc biệt, từ cuối năm 2016, khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khu vực Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực thì Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may và đang dần dần soán ngôi một vài nước khác, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành dệt may, nhất là trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp sản xuất... Trong năm 2017, hàng dệt may Việt Nam cũng tạo được sự đột phá mới khi xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc. Dù hiện chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá ít, khoảng 3%, nhưng đây sẽ là tiền đề để tăng xuất khẩu dệt may vào thị trường này, giảm tỷ lệ nhập siêu (nhập nguyên liệu) trong thời gian tới. Theo ông Lê Quốc Ân, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sau Hàn Quốc thì Đài Loan (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn thứ hai trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang xảy ra với tốc độ cao, lao động không còn là lợi thế của Việt Nam mà công nghệ mới là lợi thế. Các doanh nghiệp Đài Loan có lợi thế công nghệ, Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động nên trong thời gian tới sẽ có sự hợp tác trong việc phát triển ngành dệt may, đặc biệt là công nghiệp dệt, khi vải sẽ được sản xuất tại Việt Nam sẽ giảm nhiều chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành (trong năm 2017 ngành dệt may Việt Nam nhập gần 9 tỷ USD vải chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...). Ngoài ra, tuy rằng khi Mỹ quyết định rút khỏi TPP nhưng dự kiến Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ nhanh chóng được ký kết giữa 11 nước thành viên còn lại trong thời gian tới. Tại Hội nghị cấp cao APEC diễn ra vừa qua tại Đà Nẵng cũng đã tạo ra cơ hội tăng cường hợp tác giữa 21 nền kinh tế nội khối, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực dệt may. Các chuyên gia cũng cho rằng, chắc chắn CPTPP sẽ đem lại nhiều triển vọng khi dòng thuế suất bằng 0%, giúp ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị phần tại một số nước đang có thuế suất cao như Canada, Newzeland, Australia… Một điểm sáng nữa là trong năm 2017, phần lớn các doanh nghiệp đã ý thức được tầm ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động đầu tư và phát triển bền vững vào lĩnh vực mà ngành đang thiếu như công nghệ sợi, dệt, nhuộm và may thông qua việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, phương pháp quản trị, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…/. Bài 2: Thay đổi công nghệ là giải pháp sống còn- Từ khóa :
- ngành dệt may
- dệt may
- fta
- doanh nghiệp dệt may
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA
11:36' - 23/12/2017
Theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng dệt may đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.
-
Thị trường
Ngành dệt may có thể gặp nhiều khó khăn về lao động
11:30' - 21/12/2017
Trong giai đoạn tới ngành dệt may được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn về lao động. Lao động giá rẻ cũng không còn là lợi thế, do đó có khả năng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của ngành.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dệt may có thể đạt 34 tỷ USD trong năm 2018
16:16' - 11/12/2017
Trong năm 2017, ngành dệt may đã có nhiều bước đột phá đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam trong năm ước đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14'
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30'
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam "chinh phục" thị trường Bỉ: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng
18:17' - 01/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, thể hiện sự năng động, sáng tạo và khát vọng vươn tầm quốc tế.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3
15:32' - 01/04/2025
VILOG 2025 dự kiến sẽ mở rộng đáng kể về quy mô và chất lượng với sự tham gia từ doanh nghiệp quốc tế, tăng cường cơ hội kết nối, trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành logistics
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45' - 01/04/2025
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.
-
DN cần biết
Tiềm năng hợp tác hàng không và logistics giữa Việt Nam - Nam Phi
13:02' - 28/03/2025
Các chuyên gia nhận định với vị trí địa lý của Nam Phi và Việt Nam, cơ hội hợp tác hàng không và logistics không chỉ giới hạn giữa hai nước mà còn có thể mở rộng sang các quốc gia châu Phi khác.
-
DN cần biết
Tăng chế tài bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
16:32' - 27/03/2025
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những điều chỉnh và có những quy định chi tiết về nghĩa vụ của từng chủ thể trong tiêu dùng trên không gian mạng.