Ngày đầu tăng giá dịch vụ y tế: Bệnh nhân nói gì?
Hôm nay (1/3), hơn 1.800 dịch vụ y tế đồng loạt tăng giá theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Để triển khai thông tư này, các bệnh viện đã sẵn sàng và chủ động khắc phục mọi khó khăn để không ảnh hưởng đến bệnh nhân, đặc biệt là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, người bệnh mong muốn tăng giá viện phí đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
*Các bệnh viện bắt đầu triển khai tăng giá viện phí
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Bộ Y tế) Nguyễn Ngọc Hiền cho biết: Để triển khai Thông tư liên tịch số 37, Bệnh viện đã quyết định thành lập tổ công tác vào ngày 8/1.
Đồng thời, tổ chức các cuộc họp phổ biến, hướng dẫn tập huấn đến các lãnh đạo, điều dưỡng, y tế trong tất cả đơn vị về Thông tư 37.
Bệnh viện đã in toàn bộ bảng giá của Bộ Y tế; đồng thời diễn giải giá dịch vụ y tế để mọi người dễ hiểu và thực hiện. Bệnh viện đã xây dựng các phương án để đúng 0 giờ ngày 1/3, ấn nút thực hiện bảng giá mới.
Bệnh viện được Bộ Y tế phân công thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với 10 chuyên ngành thuộc 16 chuyên khoa.
Sáng 29/2, Bệnh viện đã lập 1 tổ hỗ trợ và có công văn giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể để giải quyết các vướng mắc trong khi thực hiện.
Sau 14 tiếng thực hiện tăng giá viện phí, việc triển khai tại bệnh viện diễn ra rất tốt, một số trục trặc nhỏ đã được các cán bộ công nghệ thông tin giải quyết ngay. Đến nay, bệnh viện chưa nhận được thắc mắc nào qua đường dây nóng về việc này.
Ông Dương Đức Hùng, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai nêu rõ: Bệnh viện có thời gian dài để chuẩn bị triển khai Thông tư 37 nên gặp ít khó khăn khi thực hiện.
Về chất lượng khám chữa bệnh, dù có đợt tăng giá dịch vụ này hay không thì bệnh viện vẫn chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng nhiều hoạt động như: hạn chế tối thiểu việc bệnh nhân phải nằm ghép; giảm thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian chờ đợi và tiến tới xóa bỏ nằm ghép.
Đồng thời, để giảm tình trạng quá tải, bệnh viện thường xuyên thực hiện đề án luân chuyển cán bộ (1816). Với những bệnh nhân đã qua giai đoạn nặng sẽ được chuyển đến các bệnh viện vệ tinh để tiếp tục điều trị...
Sau thời gian nỗ lực của toàn bộ bệnh viện, các bệnh nhân đã được khám và chẩn đoán trong ngày, không để bệnh nhân phải chờ đợi sang ngày hôm sau; nhiều khoa trong bệnh viện đã đăng ký không nằm ghép trong 48 giờ; 18/25 khoa của bệnh viện không có tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép...
Ông Dương Đức Hùng nhấn mạnh: Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Vì vậy, số đối tượng không tham gia bảo hiểm y tế (khoảng 20 – 25% người dân không tham gia bảo hiểm y tế) từ trước khi có Thông tư được thanh toán như thế nào thì bây giờ vẫn như thế, không thay đổi.
Đặc biệt, giá dịch vụ tăng không có nghĩa là lương các bác sỹ tăng. Giá dịch vụ tăng là để giúp bệnh viện có thêm khoản kinh phí phục vụ cho bệnh nhân như: đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, đào tạo nâng cao chuyên môn cho các y, bác sỹ... Như vậy, bệnh nhân là người được hưởng lợi nhiều nhất từ việc điều chỉnh gía dịch vụ y tế...
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết: Khi chưa điều chỉnh giá dịch vụ y tế thì bệnh viện Việt Đức cũng như tình hình chung ở các bệnh viện là rất khó khăn.
Mặc dù bệnh viện Việt Đức cũng được Bộ Y tế đánh giá là 1 trong những bệnh viện thực hiện cân đối tài chính khá tốt nhưng cũng gặp khó bởi hiện nay ngân sách nhà nước không cấp nữa, mà phải thực hiện tự chủ hoàn toàn.
Như vậy, khi ngân sách nhà nước không cấp, nguồn viện trợ, tài trợ không có nhiều thì cuối cùng bệnh viện chỉ trông vào nguồn thu dịch vụ y tế. Nếu nguồn thu dịch vụ y tế không tính đúng, tính đủ thì bệnh viện càng khám chữa bệnh càng thiếu tiền.
Khi thiếu tiền thì người chịu thiệt đầu tiên chính là người bệnh. Bởi không có tiền, bệnh viện sẽ thiếu các vật tư trang thiết bị; không đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống phòng khám, buồng bệnh điều trị để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường nêu rõ: Hôm nay là ngày đầu tiên áp dụng giá dịch vụ y tế mới. Bệnh viện cũng đã niêm yết bảng giá một số dịch vụ mới.
Đối với việc tăng giá dịch vụ y tế lần này, người bệnh có b ảo hiểm y tế được lợi nhiều hơn là bị tác động. Chất lượng dịch vụ y tế sẽ tăng lên do các cơ sở y tế cạnh tranh nhau, chỉ có cơ sở nào có chất lượng thì mới thu hút được người dân đến khám.
Có nhiều chi phí mà sau khi điều chỉnh, người bệnh bảo hi ểm y tế không phải nộp nữa. Khi giá viện phí tính đủ thì toàn bộ ngân sách dịch vụ do quỹ bảo hiểm chi trả, bệnh viện phải thực hiện dịch vụ mới có tiền thu về. Nếu không nâng cao chất lượng dịch vụ thì bệnh nhân ẽ không đến nữa.
Như vậy, điều chỉnh giá có tác động nhưng không nhiều đến bệnh nhân có bảo hiểm y tế và cái lợi nhiều nhất đó là đáp ứng kỳ vọng của người bệnh về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
* Bệnh nhân mong chờ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Ông Đinh Nhu Thuyết ở Khu đô thị Văn Phú Hà Đông là bệnh nhân đã theo dõi điều trị lâu năm tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hôm nay ông đến bệnh viện kiểm tra đường huyết. Ông cũng có nghe báo chí, truyền hình đề cập đến việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, ông cũng đang tìm hiểu những điểm mới trong đợt này. Theo ông Thuyết, hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh đang tăng cao nên nếu tăng giá dịch vụ y tế mà tốt hơn thì người dân dễ chấp nhận bởi mức sống bây giờ cũng đã tốt hơn trước, nhất là ở thành phố. Ông Thuyết mong muốn việc tăng giá viện phí sẽ đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh...
Cũng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, ông Thế Thúy ở Yên Dũng, Bắc Giang cho biết: Hôm nay ông mới biết là đã bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế. Ông cho mong khi tăng giá dịch vụ y tế thì chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện cũng sẽ được tăng cường hơn.Thời gian tới, ông sẽ phẫu thuật ở bệnh viện này, ông được bác sỹ tư vấn là mất khá nhiều tiền và hôm nay xem bảng giá dịch vụ y tế thì thấy kinh phí là 5 triệu.
Đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, ông Nguyễn Bá Thuyết (Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Sáng 1/3 ông đi khám và được cô y tá dẫn đi khám, hướng dẫn làm mọi thủ tục rất nhiệt tình. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình này, ông Thuyết còn phải thăm hỏi nhiều nơi mới xong thủ tục khám bệnh, đóng tiền...* Chỉ áp dụng với thanh toán bảo hiểm y tế
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Y tế) cho biết: Thông tư 37 này trước mắt chỉ áp dụng đối với thanh toán bảo hiểm y tế nên đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế (khoảng 25% dân số) vẫn áp dụng mức giá như hiện nay và không bị ảnh hưởng.
Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, mức độ tác động đến các nhóm có khác nhau. Trong đó, khoảng 23,7 triệu người là người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ bảo hiểm y tế không bị ảnh hưởng.
Mức độ ảnh hưởng không nhiều là đối tượng người cận nghèo đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia bảo hiểm y tế.
Khi đi khám, chữa bệnh, đối tượng này được bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước đây chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%).
Đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh bao hiểm y tế thì có bị ảnh hưởng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều vì trước đây, khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm tiền.
Ông Nguyễn Nam Liên nhấn mạnh: Việc điều chỉnh viện phí trong năm 2016 được chia làm 2 giai đoạn. Theo đó, từ ngày 1/3, viện phí sẽ tính thêm phụ cấp đặc thù ngoài các chi phí trực tiếp hiện nay là thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ.
Viện phí mới này trước mắt sẽ áp dụng thanh toán đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Với người không có thẻ bảo hiểm y tế - chủ yếu là lao động tự do, nông dân, diêm dân và người cận nghèo (chiếm khoảng 25% dân số) - vẫn áp dụng mức giá như hiện nay. Đến ngày 1/7, giá các dịch vụ, kỹ thuật khám chữa bệnh sẽ tính thêm tiền lương của nhân viên y tế.
Nếu tăng ngay phí khám chữa bệnh với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế sẽ gây gánh nặng lớn cho đối tượng này nên cần có thời gian. Thay vào đó, trước thời điểm áp dụng viện phí mới, các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế khẳng định: Chưa phát hiện vi rút Zika tại Việt Nam
20:57' - 27/02/2016
Cục Y tế dự phòng khẳng định Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, tuy nhiên cần tiếp tục cảnh giác với nguy cơ xâm nhập của vi rút Zika vào nước ta.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng viện phí, có tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh?
17:53' - 27/02/2016
Phần lớn người dân đều băn khoăn, việc các bệnh viện tăng viện phí như thế có đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh hay không?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07' - 17/04/2025
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.