Người dân Nam Trung bộ lao đao vì khô hạn - Bài 3: Chuyển đổi cây trồng vật nuôi
Tuy nhiên, việc chuyển đổi còn nhiều trở ngại bởi người dân khó thay đổi tập quán canh tác và cơ cấu giống, vật nuôi chưa cụ thể...
Ông Phan Quang Thựu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết năm 2015 do hạn hán kéo dài trên diện rộng làm thiếu hụt nguồn nước nên phải dừng sản xuất 22.000 ha gieo trồng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân.
Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương cùng với ngành nông nghiệp chuyển đổi được hơn 2.000 ha ở những vùng không chủ động được nước, vùng cuối kênh và đất trồng cây màu kém hiệu quả sang cây trồng cạn như: đậu xanh, bắp lai, cỏ chăn nuôi, dưa hấu và sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm.
Tuy nhiên, chuyển đổi lại phát sinh nhiều hạn chế như: công tác phối hợp kiểm tra giám sát về chất lượng vật tư nông nghiệp chưa kịp thời đã ảnh hưởng đến việc đầu tư vào sản xuất của người dân; mạng lưới thu mua nông sản chưa có sự kết nối với người sản xuất; các cây trồng khác mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình chưa thể nhân rộng; chi phí sản xuất tăng, nên giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh được.
Vừa xáo cỏ cho đám ruộng trồng đậu xanh, vừa tiếp chuyện chúng tôi, ông Thuận Ngọc Bắp ở thôn Bình Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc cho biết đã hai năm nay vùng này không có nước, nên ruộng nương bỏ hoang.
Năm nay được sự vận động của chính quyền địa phương, hỗ trợ giống đậu xanh nên gia đình quyết định thử trồng 7 sào (7.000 m2). Mới trồng được 1 tháng, thấy cây đậu lên tốt thì cũng mừng, nhưng vẫn lo không biết năng suất thế nào và bán cho ai.
Trước những băn khoăn của người dân, ông Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho hay, chuyển đổi từ đất lúa sang trồng đậu xanh người dân sẽ được hỗ trợ tiền giống và chính quyền xã sẽ đại diện người dân ký kết với Công ty TNHH một thành viên Hưng Nông Phát ở Bình Thuận thu mua sản phẩm với giá sàn là 20.000 đồng/kg.
Với năng suất bình quân 1,5 tấn đậu xanh/ha thì trồng đậu có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa.
Thời gian qua vấn đề tiêu thụ sản phẩm đậu xanh của bà con vẫn diễn ra bình thường nhưng khi chuyển đổi diện tích lớn thì không biết sẽ thế nào.
Theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Thuận, tỉnh đã cùng các địa phương tuyên truyền về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với hạn hán.
Ban đầu đã đạt được số kết quả khả quan như việc những vùng chuyển đổi cây trồng đều mang lại hiệu quá tốt, tránh được tình trạng thiếu nước tưới.
Bên cạnh đó thì khó khăn cũng còn nhiều như việc người dân ở một số địa phương vẫn sản xuất ngoài kế hoạch mặc dù đã có sự khuyến cáo, vận động của chính quyền địa phương.
Hệ thống thủy lợi được cải tạo, đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nên việc chủ động xuống giống đồng loạt còn gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất lúa chủ yếu là hộ gia đình, nhỏ lẻ nên việc áp dụng các biến pháp cơ giới hóa vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
Thêm một khó khăn nữa là người dân chậm chuyển đổi nhận thức, không muốn chuyển qua cây trồng khác trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm mới còn nhiều bấp bênh.
Người dân cho rằng trồng lúa đã quen và dễ làm, trong khi chuyển qua trồng đậu xanh, ngô lai hay cây trồng khác phải học hỏi thêm mới biết làm. Sản phẩm làm ra chưa biết bán cho ai và giá cả như thế nào.
Bởi vậy, công tác chuyển giao giống mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất tạo ra nhiều mô hình đạt hiệu quả, nhưng việc nhân rộng mô hình chưa cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, thời gian qua các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp với vùng khô hạn là cách làm đúng hướng; các tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để đạt được mục tiêu xây dựng cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, địa phương cần bám sát cơ sở, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc mà từng địa phương đang gặp phải, để chuyển đổi cây trồng vật nuôi đúng hướng.
Ông Doanh cho biết sẽ chỉ đạo Cục Trồng trọt và Tổng cục Thủy lợi làm việc với các tỉnh về quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi câu trồng; xác định rõ từng vùng sinh thái để đưa cây trồng vào sản xuất phù hợp, các loại giống đề xuất cần rút gọn, không nên giới thiệu quá nhiều loại giống cây trồng khiến người dân không biết đâu mà lựa chọn.
Đặc biệt, phải đảm bảo lương thực, thu nhập cho người dân không bị thiếu đói, tái nghèo.
Thực tế ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ hiện nay, công tác chuyển đổi đang được triển khai, nhưng do đặc thù vùng canh tác nhỏ lẻ nên rất khó để sản xuất được hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu.
Việc liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm còn bỏ ngỏ, nên người dân rất e ngại.
Để làm tốt được mục tiêu chuyển đổi sản xuất vùng khô hạn, theo các chuyên gia nông nghiệp chính quyền địa phương phải làm tốt khâu quy hoạch vùng sản xuất, xác định loại sản phẩm và mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư cùng nông dân.
Theo các nhà khoa học, hai loại vật nuôi chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận là bò và cừu cũng cần xem xét giảm phát triển số lượng tổng đàn phù hợp với từng vùng sinh thái, đảm bảo thức ăn, nước uống cho gia súc.
Thực tế nhiều nước trên thế giới cũng đã giảm việc chăn nuôi gia súc lớn, bởi lượng thức ăn, nước uống mà nó tiêu hao cũng chẳng kém gì sản xuất lúa nước, trong khi lượng khí CO2 thải ra môi trường là rất lớn.
Đối với vùng Nam Trung bộ thích hợp nhất là nuôi trồng thủy, hải sản, bởi có lợi thế tiếp giáp biển Đông khí hậu khô nóng rõ rệt. Hiện ở Ninh Thuận đã xây dựng được khu công nghiệp sản xuất tôm giống lớn nhất nước với quy mô gần 200 ha; nhiều hộ chăn thả hải sản lồng bè trên vịnh Phan Rang và Vĩnh Hy có thu nhập cao đang là hướng phát triển kinh tế của địa phương.
Diện tích thanh long ở tỉnh Bình Thuận vẫn không ngừng tăng lên, bởi cây thanh long phù hợp với khí hậu, thổ nhương vùng khô hạn, nhưng nó lại không thể thiếu nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hiện nhiều diện tích lúa kém hiệu quả đã được nông dân chuyển sang trồng thanh long, áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm mang lại hiệu quả cao.
Để ổn định thị trường và phát triển bền vững, Hiệp hội thanh long Bình Thuận và ngành nông nghiệp tỉnh này đã vận động người trồng thanh long liên kết lại với nhau, thành lập các hợp tác xã, xây dựng thương hiệu. Và kết quả sản phẩm thanh long của Bình Thuận đã xuất bán được sang các thị trường Mỹ, Nhật , Australia ...
Đây cũng là một cách chuyển đổi có hiệu quả đối với vùng khô hạn, giúp người dân ổn định kinh tế gia đình./.
Xem lại:
Người dân Nam Trung bộ lao đao vì khô hạn - Bài 1: Suy kiệt vì nắng hạn
Người dân Nam Trung bộ lao đao vì khô hạn - Bài 2: Thích ứng với từng vùng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp ra phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với hạn hán
08:46' - 21/03/2016
Giải pháp quan trọng thời điểm này là chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đối phó với hạn hán.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Khảo sát tình hình khô hạn tại Ninh Thuận
21:09' - 11/03/2016
Ngày 11/3, đoàn công tác của Cục Cứu hộ Cứu nạn, thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Cục trưởng Trương Đức Nghĩa dẫn đầu đã đi khảo sát tại các vùng khô hạn ở Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
OECD: Nông nghiệp Việt Nam chuyển đổi hết sức ấn tượng
17:07' - 30/09/2015
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng “chuyển đổi nông nghiệp ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua là hết sức ấn tượng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01'
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50'
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23'
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.