Người dân Nam Trung bộ lao đao vì khô hạn - Bài 2: Thích ứng với từng vùng
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả phải được tuyên truyền sâu, rộng trong nhân dân.
Muốn làm thay đổi ý thức người dân thì cán bộ từ tỉnh đến xã phải gương mẫu đi đầu, làm để dân tin.
Đặc biệt, vùng khô hạn như khu vực Nam Trung bộ, việc tiết kiệm nước ngay trong những tháng mùa mưa và sử dụng nước hiệu quả phải được quan tâm hàng đầu.
Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cũng phải phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau, nhất là việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phải thích ứng với khô hạn.
* Sử dụng nước hiệu quả
Theo ông Ngô Đình Khoa, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã La Gi, do tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài nước từ các sông, suối, công trình hồ chứa, đập dâng trên địa bàn thị xã đã cạn kiệt.
Tính đến giữa tháng 3 công trình hồ Núi Đất còn hơn 1 triệu m3 nước cung cấp cho Nhà máy nước BOO Tân Tiến với công suất 8.000 m3/ngày đêm, dự kiến cung cấp đủ nước sinh hoạt cho thị xã La Gi đến hết ngày 30/6 mà thôi.
Nếu đến hết tháng 6 mà không có mưa, thì nhiều nơi ở La Gi sẽ thiếu nước sinh hoạt, nhiều diện tích thanh long cũng sẽ thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, tính đến giữa tháng 3 trên địa bàn tỉnh có hơn 1.400 ha cây trồng các loại bị thiệt hại từ 30 – 70% do hạn hán, nhiều nơi ở Tuy Phong, Hàm Tân, Đức Linh hàng trăm ha thanh long, quýt, điều không có khả năng sinh trưởng, giảm năng suất 100%.
Để sống chung với hạn, người dân được vận động sử dụng nước tiết kiệm, khuyến khích phát triển, nhân rộng các mô hình sử dụng nước hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa đối với cây trồng cạn; phương pháp “nông – lộ - phơi” với cây lúa (có nước - có khô xen kẽ để giảm 50% lượng nước tưới so với cách làm truyền thống trước kia, trong khi năng suất không giảm).
Để sống chung với hạn, tỉnh đang triển khai cơ cấu lại sản xuất, thay đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng sinh thái khác nhau, áp dụng giống ngắn ngày.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 25.000 ha thanh long, trong đó đã có hơn 1.500 ha áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa.
Ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận cũng đang triển khai các giải pháp phi công trình và công trình nhằm thích ứng với hạn hán.
Cùng với việc tuyên truyền, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm trong sản xuất, tỉnh tiếp tục hướng dẫn người dân nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng cạn tiết kiệm nước tưới để giải quyết thu nhập và tận dụng phụ phẩm chế biến, dự trữ dùng làm thức ăn gia súc trong điều kiện hạn hán.
Phương án điều tiết nước tưới cho sản xuất từng vụ được điều tiết cụ thể, chủ động, đảm bảo giảm thấp nhất thiệt hại cho sản xuất của người dân; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn, điều chỉnh hợp lý kế hoạch cấp nước, khi xảy ra thiếu hụt nguồn nước hoặc xâm nhập mặn, phải đảm bảo cung cấp theo thứ tự ưu tiên: nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc và sản xuất.
Các địa phương phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi duy trì tổ dùng nước (PIM) để chủ động điều tiết nước luân phiên, tiết kiệm theo phương pháp (nông – lộ - phơi) nhằm tiết kiệm tối đa nguồn nước.
Kênh mương, cửa cống lấy nước, trạm bơm, tưới, ao, giếng… được nạo vét định kỳ, khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước từ đầu mối tới mặt ruộng; đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để chủ động vận hành, tận dụng mọi nguồn nước để phục vụ sản xuất, dân sinh.
*Nhân rộng mô hình sản xuất tiết kiệm nước
Ông Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận cho biết, trên địa bàn đã có nhiều mô hình sản xuất nho, táo, măng tây, rau mà áp dụng tưới nhỏ giọt, phun mưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do điều kiện khô hạn quanh năm, nên Trung tâm Khuyến nông cũng đã khuyến cáo, hướng dẫn bà con sản xuất các loại cây trồng phù hợp với vùng sinh thái, thổ nhưỡng địa phương.
Cụ thể như cây nho, cây táo, nha đam, hành tím... của bà con ở Ninh Thuận đã được thị trường biết đến.
Nhiều hộ khá giả nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình, địa phương. Điển hình là xã An Hải, huyện Ninh Phước hiện có 190 ha trồng măng tây, lạc, cà rốt áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước hiệu quả.
Vườn măng tây, lạc, cà chua của gia đình ông Hùng Ky ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải nằm trên vùng cồn cát phủ một màu xanh, dưới giàn phun mưa đẹp mắt.
Ông Hùng Ky cho biết, trước kia vùng này hoang hóa, toàn cây xương rồng, nay nhiều người muốn đến mua đất làm rau nhưng cũng chẳng ai bán dù giá lên tới 350 triệu đồng/ha.
Với số vốn đầu tư gần 100 triệu đồng vào hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa cho vườn rau màu rộng 2,5 ha, mỗi năm thu hoạch, trừ chi phí ông Hùng Ky vẫn lãi hơn 350 triệu đồng.
Hệ thống tưới này rất tiết kiệm nước mà năng suất lại cao gấp đôi và giảm được 70% công lao động.
Về xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam thăm trang trại trồng thanh long của bà Phạm Thị Bích Liên mới thấy giá trị của việc đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước có tác dụng thế nào. Với 40 ha trồng thanh long nửa ruột đỏ, nửa ruột trắng theo tiêu chuẩn Global GAP hứa hẹn vụ thu hoạch sắp tới sẽ có khoảng 200 tấn thanh long xuất sang thị trường Mỹ, Australia, Nhật.
Bà Liên chia sẻ, đầu tư 1 ha trồng thanh long áp dụng công nghệ này khá tốn kém, khoảng từ 150 triệu đồng/ha chưa tính tiền đất đai, giống… nhưng hiệu quả lại rất cao.
Cây thanh long phát triển tốt, cho trái to, ngọt; trong khi đó lại tốt ít công lao động nên giảm được giá thành; giá bán thường cao hơn sản phẩm khác từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Việc vận hành hệ thông chỉ cần 1 người mà vẫn tưới được cho hàng chục héc ta.
Anh Từ Tấn Thời, phụ trách kinh doanh của Hợp tác xã thanh long Nam Thuận Việt cho biết, hợp tác xã có 200 ha thanh long của 15 xã viên đều áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Hiện thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Australia, Nhật, Hàn Quốc... với giá bán ổn định 40.000 đồng/kg với loại ruột đỏ và 25.000 đồng với loại ruột trắng.
Việc sản xuất áp dụng tưới tiết kiệm nước đã mang lại hiệu quả tốt cho người trồng, mặc dù vốn đầu tư ban đầu có tốn kém.
Anh Từ Tấn Thời chia sẻ thêm, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khang Thịnh mà anh làm giám đốc chi nhánh tại Bình Thuận năm qua đã cung cấp ra thị trường một lượng lớn thiết bị tưới tiết kiệm nước.
Hiện địa bàn Nam Trung bộ và Đông Nam bộ được đánh giá có nhu cầu lắp đặt lớn nhất của Công ty Khang Thịnh.
Điều đó chứng tỏ nhận thức của người dân trong việc thay đổi phương pháp sản xuất nông nghiệp đang theo hướng tích cực, phù hợp với vùng khô hạn./.
Người dân Nam Trung bộ lao đao vì khô hạn - Bài 1: Suy kiệt vì nắng hạn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Người dân Nam Trung bộ lao đao vì khô hạn - Bài 1: Suy kiệt vì nắng hạn
10:13' - 26/03/2016
Theo Bộ Nộng nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ cuối năm 2014 đến nay do ảnh hưởng của El Nino, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ bị ảnh hưởng nặng nề bởi khô hạn, xâm nhập mặn.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nhà máy nước tại Bình Thuận ngừng hoạt động do hạn hán
12:31' - 23/03/2016
Tại thời điểm hiện nay, hàng loạt các nhà máy cung cấp nước cho các xã Tân Thắng, Thắng Hải, Sơn Mỹ, Tân Minh của huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đã ngưng hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp ra phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với hạn hán
08:46' - 21/03/2016
Giải pháp quan trọng thời điểm này là chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đối phó với hạn hán.
-
Ngân hàng
Hỗ trợ tín dụng khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn
17:06' - 09/03/2016
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động rà soát thiệt hại vốn tín dụng do hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.