Phía sau Oscar là cả núi tiền

11:00' - 27/02/2017
BNEWS Lễ trao giải Oscar là đêm tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng cũng đồng thời là chương trình giải trí rất thu hút khán giả; và do đó, là nơi sinh lợi khổng lồ.

Lễ trao giải Oscar 2017 sẽ diễn ra sáng nay (theo giờ Việt Nam). Bên cạnh việc tôn vinh nghệ thuật, “miếng bánh” Oscar còn vô cùng “béo bở” khiến ai cũng muốn được dự phần và ngay Viện Hàn lâm cũng có được khoản lợi nhuận rất lớn nhờ cuộc chay đua nghệ thuật này.

Lễ trao giải Oscar là đêm tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng cũng đồng thời là chương trình giải trí rất thu hút khán giả; và do đó, là nơi sinh lợi khổng lồ.

Hái ra tiền nhờ tổ chức giải Oscar

Không quá khi so sánh Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ với một doanh nghiệp ăn nên làm ra.

Báo cáo tài chính thường niên của Viện Hàn lâm đều chi tiết các khoản phát sinh để làm nên một đêm trao giải Oscar thành công. Trong năm 2016, Viện Hàn lâm đã chi 44 triệu USD cho giải Oscar “và các hoạt động liên quan”.

Con số này bao gồm lễ trao giải; chuỗi các sự kiện liên quan, bao gồm cả tiệc công bố đề cử (260.000 USD), trao giải thành tựu trọn đời (865.000 USD), tiệc sau Oscar (1,8 triệu USD).

Người dẫn Oscar năm nay, Jimmy Kimmel, dự kiến nhận được mức tiền công tối thiểu là 15.000 USD

Riêng đêm trao giải, chi phí ước tính từ 21-22 triệu USD. Bù lại, Viện thu vềđược một khoản lớn hơn nhiều sốchi ra. Năm ngoái, họ có được 113,1 triệu USD nhờ trao giải, tức có lợi nhuận là 69,1 triệu USD. Phần lớn khoản thu đến từ Disney.

Đơn vị này hàng năm chi 75 triệu USD để phát sóng lễ trao giải trên kênh ABC (ngược lại, Disney thu về hàng trăm triệu USD khác nhờ tiền quảng cáo vào giờ vàng, khoảng 2 triệu USD cho 30 giây).

Viện Hàn lâm cũng thu tiền vé tham dự với giá cho một ghế trong tổng số 3.4000 ghế dao động từ 150 – 750 USD.

Viện cũng để công ty Distinctive Assets tặng những người nhận đề cử các túi quà đặc biệt. Năm nay, túi này có trị giá 160.000 USD, bên cạnh các món đồ đắt tiền là ba ngày nghỉ dưỡng ở Lost Coat Ranch (40.000 USD), 10 buổi tập với các huấn luyện viên nổi tiếng (900 USD).Năm ngoái, Viện đã kiện công tynày vì đưa những món đồ nhạy cảm vào túi quà.

Đường tới giải Oscar trải đầy tiền

Đưa được phim lên “vũ đài” là bước đầu tiên và cũng là khó nhất với tất cả các phim do sự cạnh tranh mạnh mẽ, và ngày một khắc nghiệt theo năm tháng. Để làm nổi bật phim của mình trước khối lượng lớn các sản phẩm, đầu tiên, phải thuê một chuyên gia vận động Oscar. Họ sẽ liên hệ và lên chiến lược để tiếp xúc những nhà “cầm cân nẩy mực” tại giải Oscar và điều quan trọng, là  họ hiểu các nguyên tắc.

Vị ngọt của thành công… Tượng Oscar được làm bằng sô cô la và rắc vàng 24 carat sẽ được phục vụ ở đêm tiệc trao giải

“Ve vãn thành viên Viện Hàn lâm là cả một nghệ thuật”, cố vấn quảng bá phim kỳ cựu Bumble Ward cho biết. “Các thành viên Viện Hàn lâm có thể ra ngoài ăn trưa và tối mỗi ngày trong mùa. Đây là một phần của trò chơi: Bạn nên đưa ai tới để khiến mọi người thích thú? Cuối cùng thì, mọi người vẫn luôn vui thích khi được gặp các ngôi sao điện ảnh”.

Chọn một đường đúng để dẫn phim ra khỏi phòng biên tập là rất quan trọng: từ lễ ra mắt hoành tráng tới tổ chức các sự kiện thu hút công chúng. Các nhà phê bình cũng đóng vai trò lớn trong tạo tín nhiệm với Viện Hàn lâm. “Một người làm truyền thông giỏi phải hiểu rõ cánh báo chí, về khẩu vị và phản ứng của họ”, theo bà Ward. Từ đó, phải biết cho ai xem phim đầu tiên để có được những phê bình tích cực.

Thường các chi phí này do những nhà phân phối phim Mỹ bỏ tiền ra chứ không phải nhà sản xuất. Chiến dịch tranh giải Oscar là một phần của quá trình quảng bá phim, bắt đầu từ khi phim ra mắt.

Bà Ward cho rằng thủ thuật ở đây là phải “duy trì” – chứ không phải chỉ tập trung vào hai tuần trước khi phim ra định dạng DVD như nhiều nhà quảng bá phim vẫn làm.

Tất nhiên, “để một bộ phim trông thú vị, tươi mới sau nhiều tháng, hoặc sau một năm, là một điều rất khó để làm”.

Các chi phí dự kiến gồm:  Chuyên gia tư vấn quảng bá (10.000 – 15.000 USD), quảng cáo (1 triệu USD trước khi được đề cử, 800.000 USD sau đó), lên sóng TV và đẩy mạnh hình ảnh (1,5 triệu USD), chi phí tài năng (như tiền đi lại, ăn ở cho sao tới dự sự kiện, lễ ra mắt… 900.000 USD), chiếu phim (khoảng 160.000 USD), làm DVD và SCR (khoảng 300.000 USD.

Bản này cũng rất quan trọng vì nhiều người lười nhác, thích xem phim ở nhà hơn là ra rạp), chi cho các giải khác (như chiến dịch Quả cầu vàng để tạo ảnh hưởng tới giải Oscar, 500.000 USD).

Dù vậy, theo số liệu phân tích của Edmund Helmer, Oscar chỉ giúp phim đoạt giải tăng doanh thu phòng vé khoảng 3 triệu USD, thấp hơn nhiều nếu thắng Quả cầu vàng (14,1 triệu USD).

Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ như Million Dollar Baby, tăng 56% doanh thu phòng vé sau khi thắng giải Phim xuất sắc nhất. Đặc biệt, American Sniper tăng tới 90% sau khi được đề cử Oscar.

Tuy nhiên, có vẻ, nó là nhờ một chiến lược quảng bá khôn ngoan chứ không phải do quyết định của Viện Hàn lâm.

Nhưng rõ ràng, chiến thắng giải Oscar không chỉ là để đạt doanh thu phòng vé mà thật sự tạo nên hiệu ứng domino cho nhiều bên. Thế nên, các cuộc đua vào Oscar cứ mỗi năm lại càng thêm khốc  liệt và đẫm mùi tiền bạc.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục