Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Làm rõ hành vi tham ô của Trịnh Xuân Thanh
Chiều 15/1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) và đồng phạm được tiếp tục với phần đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư.
Trên cơ sở diễn biến thực tế tại phần thẩm vấn và tranh luận tại tòa, Viện Kiểm sát đã đưa ra các cơ sở buộc tội, phân tích chứng cứ lời khai và chứng cứ vật chất, qua đó kết luận có căn cứ xác định bị cáo Trịnh Xuân Thanh phạm tội “Tham ô tài sản”.
Đối đáp nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, đã có 9/10 bị cáo trong nhóm tội “Tham ô tài sản” nhận tội, thừa nhận việc bị truy tố về tội tham ô tài sản là có căn cứ, đúng pháp luật. Chỉ riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh là không nhận tội. Một số luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh và bản thân bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng cho rằng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phạm tội tham ô tài sản, có chăng chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.Các luật sư cho rằng, không có chứng cứ xác định bị cáo Thanh chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới tham ô tài sản; chứng cứ xác định bị cáo Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng không đảm bảo căn cứ vững chắc.
Nếu có việc lái xe Nguyễn Đặng Toàn (lái xe của Trịnh Xuân Thanh) đưa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh một túi đồ thì không thể coi đó là túi tiền; bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thể nhận túi đồ do Nguyễn Đặng Toàn đưa cho trong khoảng 15h ngày 13/1/2012 vì 16h chiều hôm đó bị cáo Trịnh Xuân Thanh có chuyến bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc quy trách nhiệm bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng với các bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC), Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC), Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC) phải chịu trách nhiệm chung số tiền 1,5 tỷ đồng là không đủ cơ sở, thậm chí các luật sư còn nghi ngờ có sự sắp đặt đổ tội cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh…
Về nội dung này, đại diện Viện Kiểm sát đã đưa ra những chứng cứ lời khai và chứng cứ vật chất, cũng như quan điểm đánh giá chứng cứ để làm rõ hành vi tham ô tài sản của bị cáo Trịnh Xuân Thanh.Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tự bào chữa cho mình. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
Cụ thể, các bị cáo Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển đều khai nhận Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận trao đổi thống nhất chủ trương yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thành viên lo nguồn tiền (được hợp thức bằng hồ sơ, chứng từ khống) chuyển về Văn phòng PVC thông qua đầu mối đôn đốc tiếp nhận, quản lý là bị cáo Hiển.
Chủ trương này được nhắc lại trong một số cuộc họp giao ban có sự tham gia và đồng chủ trì cuộc họp của bị cáo Thanh, bị cáo Thuận.
Khai tại tòa, các bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch), Nguyễn Anh Minh, Vũ ĐứcThuận, Bùi Mạnh Hiển tiếp tục khẳng định bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người đề ra chủ trương lập quỹ đối nội, đối ngoại. Quá trình thực hiện chủ trương trên, thời gian đầu tháng 1/2012, để có tiền sử dụng cá nhân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2012, ngay tại phòng làm việc của bị cáo Thanh cùng với sự có mặt của bị cáo Thuận, bị cáo Thanh đã trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Anh Minh yêu cầu Lương Văn Hòa lo 5 tỷ đồng để Thanh sử dụng trong dịp Tết. Sau khi Nguyễn Anh Minh, Lương Văn Hòa và các đồng phạm đã hợp thức hồ sơ khống để rút và chiếm đoạt tiền, khoảng tháng 8/2013, phát hiện đối với hạng mục xây dựng tại Dự án Quảng Trạch đòi hỏi phải có quyết định phê duyệt chủ trương của Hội đồng quản trị, bị cáo Nguyễn Anh Minh đã chỉ đạo các ban chuyên môn lập tiếp các thủ tục phê duyệt chủ trương bằng việc xây dựng tờ trình để Nguyễn Anh Minh ký, xin ý kiến Hội đồng quản trị. Nguyễn Anh Minh đã trực tiếp cầm phiếu lấy ý kiến Hội đồng quản trị số 1034/HĐQT-XLDK ngày 14/12/2011 gặp Trịnh Xuân Thanh và Trịnh Xuân Thanh đã cho ý kiến “đồng ý”. Tương tự, bị cáo Vũ Đức Thuận cũng cho ý kiến “đồng ý” vào phiếu này.Cơ quan điều tra đã xác minh tại PVC, qua kiểm tra, rà soát trên hệ thống lưu trữ văn bản điện tử của PVC không thấy thể hiện có phiếu lấy ý kiến trên hệ thống. Các bị cáo Nguyễn Anh Minh, Lương Văn Hòa và Hưng đều khai việc xin ý kiến phê duyệt chủ trương trên đã được diễn ra vào khoảng tháng 7, 8/2013.
Điều đó chứng minh các bị cáo Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận không chỉ chủ mưu, đề ra chủ trương mà còn nhận thức rõ Nguyễn Anh Minh, Lương Văn Hòa và các đồng phạm muốn chiếm đoạt được tài sản thì phải hợp thức hồ sơ, chứng từ, thậm chí hai bị cáo đã trực tiếp tham gia vào việc hợp thức thủ tục với ý định hoàn tất các thủ tục, chứng từ cho việc chiếm đoạt tài sản.Theo Viện Kiểm sát, đây chính là những chứng cứ vật chất, nhưng các luật sư đã không quan tâm đánh giá đầy đủ khi phân tích luận điểm của mình.
Đối với hành vi tham ô số tiền 4 tỷ đồng, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, mặc dù các luật sư cho rằng lời khai của các lái xe Nguyễn Đặng Toàn và Nguyễn Văn Kế (lái xe của Nguyễn Anh Minh), lời khai của bị cáo Lương Văn Hòa, Nguyễn Anh Minh, còn có nhiều mâu thuẫn về mặt thời gian.Thêm vào đó, vụ án đã xảy ra cách đây khá lâu (6 năm), việc khám phá thông qua truy xét, thẩm vấn các nhân chứng do các mối liên hệ gần gũi giữa các bị cáo và gia đình của họ, nên đã né tránh hoặc sợ bị liên lụy.
Tuy nhiên, theo đại diện Viện Kiểm sát, những chứng cứ đã nêu rõ ràng có sự liên kết, logic với nhau, kết hợp giữa chứng cứ lời khai và chứng cứ vật chất, có đủ căn cứ xác định bị cáo Thanh là người đề ra chủ trương, cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo cấp dưới hợp thức hồ sơ, chứng từ nhằm chiếm đoạt tài sản, để bị cáo Thanh và bị cáo Thuận quyết định việc sử dụng.
Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã nhận và chiếm hưởng số tiền 4 tỷ đồng như đã phân tích ở trên.
Ngày 16/1, phiên tòa tiếp tục với phần đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư./. Xem thêm:>>>Phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh: “Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của các bị cáo
>>>Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Các bị cáo xin giảm nhẹ tội cho nhau
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên tranh tụng xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm chiều 13/1
20:53' - 13/01/2018
Chiều 13/1/2018, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục Phiên tranh tụng xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Đùn đẩy trách nhiệm thực hiện Hợp đồng EPC số 33
13:41' - 13/01/2018
Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tiếp tục diễn ra trong sáng 13/1.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Các luật sư phân tích chứng cứ gỡ tội cho bị cáo
19:12' - 12/01/2018
Ngày 12/1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Lấy tiền của PVN để chuyển cho PVC
19:01' - 11/01/2018
Việc ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28/2/2011 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 ngày 13/5/2011 chỉ nhằm mục đích lấy tiền của PVN để chuyển cho PVC đang chìm đắm trong nợ nần.
-
Kinh tế và pháp luật
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị VKSND đề nghị phạt tù chung thân
15:52' - 11/01/2018
Chiều 11/1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm chuyển sang phần tranh tụng công khai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.