Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Các trường đại học cần mở rộng quyền tự chủ đến từng giảng viên
Ngày 30/1, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Trường Đại học Thương mại về việc thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những kết quả mà Trường Đại học Thương mại đã đạt được sau hơn một năm thí điểm đổi mới.Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Tự chủ đại học là đường một chiều, không thể không đi. Trong quá trình đổi mới, các trường sẽ gặp không ít khó khăn, phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại theo hướng “vướng” ở đâu, “gỡ” ở đó. Nhiều văn bản pháp luật cần thời gian để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy, với những vấn đề vướng mắc mà không phải do quy định của pháp luật thì nhà trường cần quyết tâm giải quyết cho được.
Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất do các nhà trường tự cân đối, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xem xét, thẩm định, phê duyệt, không gây khó khăn cho các trường.Phó Thủ tướng cho rằng, các trường muốn thực hiện được tự chủ thì phải giao thực quyền cho Hội đồng trường; đồng thời, mở rộng quyền tự chủ đến từng bộ môn, từng giảng viên. Vai trò của giảng viên, từng bộ môn, các khoa, phòng ngày càng được nâng cao thì tự chủ đại học mới đảm bảo đúng thực chất.
Phó Thủ tướng yêu cầu Trường Đại học Thương mại xem xét lại hệ thống các văn bản, quy định liên quan, từ đó xây dựng bộ quy tắc chi tiết, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc triển khai đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động. Bên cạnh việc thực hiện tự chủ đại học, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Trường Đại học Thương mại xem xét mở rộng hướng đào tạo và nghiên cứu đối với những lĩnh vực mà xã hội đang cần, chứ không chỉ tập trung vào các ngành thế mạnh... Báo cáo về kết quả thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Thương mại, Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc thực hiện Đề án đã tạo nhiều cơ hội cho nhà trường được chủ động, phát huy tinh thần sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng đào tạo.Nhà trường đã tiến hành rà soát, tổ chức xây dựng mới, hoàn thiện và chuẩn hoá 19 chương trình đào tạo trình độ đại học với 14 ngành đào tạo; 6 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và 5 chương trình trình độ tiến sĩ; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án, bảo đảm tính công khai, minh bạch và thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định.
Về nghiên cứu khoa học, nhà trường đã có chính sách khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Vì vậy, số lượng bài báo công bố quốc tế tăng hơn 200%, đề tài nghiên cứu khoa học có chiều hướng tăng lên.
Về tổ chức bộ máy, Hội đồng trường nhiệm kỳ 2016-2021 với 15 thành viên đã nhanh chóng đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhà trường đã rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức các đơn vị nhằm tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn và tính tự chịu trách nhiệm cho từng đơn vị. Trường cũng đã xây dựng chính sách học phí theo đề án tự chủ, rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính nội bộ. Chính sách học phí, học bổng và hỗ trợ sinh viên được công bố công khai, bảo đảm mức học phí không vượt quá mức trần theo quy định. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được mua sắm, sửa chữa, thu nhập của công chức viên chức tăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Trường Đại học Thương mại cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, đề nghị Chính phủ xem xét cho phép trường được quyết định việc sử dụng các nguồn vốn do nhà trường tự cân đối để đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp như trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, tạo điều kiện cho nhà trường tăng cường nguồn thu trong giai đoạn đầu ngân sách nhà nước không cấp kinh phí; được xem xét hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất...Đồng thời, nhà trường đề nghị Chính phủ cho phép thí điểm bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các trường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cần có quy định hướng dẫn cụ thể hơn về việc bổ nhiệm, tuyển dụng ứng viên trong và trên độ tuổi lao động để thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, quản lý.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ cũng đã giải đáp các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc của Trường Đại học Thương mại trong quá trình thực hiện tự chủ đại học. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự lễ trao học bổng dành cho sinh viên vượt khó học giỏi của Trường Đại học Thương mại. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng đề nghị, các trường đại học cùng giảng viên, sinh viên cần nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Bên cạnh đó, sinh viên Việt Nam cần tiếp tục rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân, có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập, giữ được nền nếp, kỷ luật, ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh.
Các nhà trường cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch để hướng tới xây dựng môi trường đại học văn minh, hiện đại, nơi kết tinh của tri thức, khoa học.../.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tự chủ tài chính các cơ sở đào tạo nghề: Cần thống nhất từ chính sách
08:46' - 22/11/2017
Mặc dù chủ trương các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ tài chính được Chính phủ ban hành từ năm 2006 nhưng sau hơn 10 năm triển khai, tại Thành phố Hồ Chí Minh tiến độ thực hiện chậm chạp.
-
Kinh tế tổng hợp
Gỡ vướng trong tự chủ tài chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
15:37' - 10/11/2017
Hiện nay đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn ngại tự chủ tài chính do lo sợ không thu hút được học sinh, không có nguồn thu để chi thường xuyên. Do đó cần có lộ trình phù hợp với từng trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25' - 13/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50' - 13/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48' - 13/07/2025
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20' - 13/07/2025
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22' - 13/07/2025
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11' - 13/07/2025
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45' - 13/07/2025
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08' - 13/07/2025
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.