Tự chủ tài chính các cơ sở đào tạo nghề: Cần thống nhất từ chính sách
Nguyên nhân phần lớn được chỉ ra là do chính bản thân các trường e ngại tự chủ bởi khi không được cấp ngân sách thì nguy cơ “vỡ trận” do thu không đủ bù chi là rất lớn.
Lo không trả nổi lương cho giáo viên Là cơ sở đào tạo nghề đã tự chủ một phần chi thường xuyên từ năm 2007, tức là một năm sau khi Nghị định 43 của Chính phủ có hiệu lực nhưng đến nay trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Hùng Vương vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc thu để bù vào các chi phí hoạt động.“Mỗi tháng trường phải chi gần một tỷ đồng tiền lương cho giáo viên, nhân viên, ngoài ra còn có các chi phí khác nhưng nguồn thu gần như chỉ trông chờ vào học phí nên việc cân đo đong đếm thu-chi rất đau đầu”, bà Phạm Quang Trang Thủy - Hiệu trưởng trường chia sẻ.
Cùng chung nỗi lo, bà Hà Thanh Tuyền - Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn cho hay, trường chưa tự chủ tài chính nhưng tình hình đã rất khó khăn. Năm học 2017-2018, tuyển sinh chỉ đạt 70% chỉ tiêu được giao do đó hiện nay ngân sách vẫn phải cấp hơn 60%, số tiền còn lại trông chờ vào nguồn thu học phí và các dịch vụ gắn với đào tạo khác.Dự kiến đến năm 2021, trường mới chỉ đảm bảo tự chủ chi thường xuyên, còn lại toàn bộ chi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách.
Tiến sỹ Trương Nguyễn Ánh Nga - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng lo ngại tự chủ tài chính khi hiện nay cơ sở vật chất của trường còn rất thiếu thốn và nhỏ hẹp. Cơ sở vật chất thiếu thốn cũng là lý do khiến trường không dám tuyển sinh số lượng nhiều dù đang có một số ngành “hot” như đào tạo ca sĩ, diễn viên…Bên cạnh đó, do đặc thù của các ngành đào tạo nghệ thuật có những môn buộc phải một thầy một trò hoặc một lớp chỉ có tối đa không quá 4 sinh viên nên nếu phải tự chủ thì vô cùng nan giải.
Nhận định việc e ngại tự chủ tài chính là tâm lý chung của đại đa số các cơ sở đào tạo nghề, Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền - thành viên nhóm tư vấn Đề án công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, do số lượng trường dạy nghề hiện nay quá nhiều dẫn đến sự cạnh tranh trong tuyển sinh.Cùng với đó, các trường đại học cũng không ngừng tăng lên bởi chính sách nới lỏng cấp phép đã thu hút số lượng lớn học sinh học đại học khiến lượng người đi học trung cấp, cao đẳng nghề giảm đi đáng kể. Không tuyển sinh được, thu không đủ bù chi trong khi ngân sách đang dần giảm bớt, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề buộc phải “bán mình”, sáp nhập vào các trường đại học vì không thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tự chủ tài chính – cần cơ chế mở Mặc dù nguyên nhân chính là tâm lý e ngại thay đổi của các cơ sở đào tạo nghề nhưng Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền cũng không phủ nhận chính sách của Nhà nước vẫn chưa thực sự hợp lý. Trong đó cốt lõi là sự nhầm lẫn trong chức năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý sở hữu công đối với các cơ sở đào tạo nghề.Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền chỉ rõ, lâu nay, các cơ quan chủ quản của các trường nghề tham gia quá nhiều vào các hoạt động đào tạo, tổ chức bộ máy, bổ nhiệm cán bộ, thiết kế chương trình… trong khi đây là công việc thuộc về nội bộ trường mà cơ quan chủ quản không đủ khả năng, chuyên môn, thời gian để quản lý. Điều này vừa khiến các quyết định bị chậm trễ, bất hợp lý, không phù hợp với thực tế vừa khiến cho các trường có tâm lý ỷ lại, triệt tiêu động lực sáng tạo và trách nhiệm của các trường.
Đồng tình với quan điểm này, bà Phạm Quang Trang Thủy - Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Hùng Vương cho hay, tuy đã tự chủ về tài chính nhưng có nhiều việc nhà trường không được tự quyết định. Bà Thủy lấy ví dụ điển hình là không được tự chủ về nhân sự. Do trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Hùng Vương trực thuộc UBND Quận 5 nên nhân sự vẫn do UBND quận quyết định.Thế nên bao năm qua tình trạng người không làm được việc vẫn “chiếm cứ”, còn người làm được việc thì không thể tuyển dụng, vì thế chất lượng đào tạo không được nâng cao, khả năng thu hút học sinh càng trở nên khó khăn.
Do vậy, cần đặt ra lộ trình cụ thể hướng đến trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường đào tạo nghề. “Tự chủ ở đây là tự chủ toàn bộ hoạt động đầu tư, huy động vốn, tính toán mức học phí, thu thường xuyên, quyết định bộ máy, tuyển dụng, bổ nhiệm, xây dựng chương trình, phương pháp đào tạo, liên kết đào tạo… theo quy định của pháp luật mà không cần xin phê duyệt ngân sách nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm đối với người đứng đầu trường.Cơ quan chủ quản chỉ quản lý dưới vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện mà thôi”, Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền kiến nghị.
Dẫn chứng về việc trao quyền tự chủ toàn bộ hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Bùi Văn Hưng - Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho biết: Năm 2016 trường được quyết định tự chủ tài chính toàn bộ. Khi tự chủ tài chính, điều đầu tiên Ban giám hiệu thực hiện là sắp xếp lại bộ máy nhân sự, bổ nhiệm đúng người đúng việc, miễn nhiệm người yếu kém… nên đã tinh giản được 50 nhân sự.Sau đó, trường quyết định đầu tư mở các mã ngành đào tạo thế mạnh để thu hút học sinh. Cùng với lượng học sinh vượt chỉ tiêu, thu nhập của giáo viên nhờ đó cũng tăng 20% so với trước khi tự chủ. Ngoài ra, trường cũng được tự quyết trong việc liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo theo đơn đặt hàng. Đến nay, khoảng 80% học sinh của trường được các doanh nghiệp nhận ngay sau khi tốt nghiệp.
Tuy hiện nay hành lang pháp lý về tự chủ các cơ sở đào tạo nghề nghiệp còn chưa đầy đủ nhưng ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, việc tiến tới tự chủ tài chính là xu thế tất yếu.Quá trình thực hiện tự chủ sẽ cơ cấu lại các cơ sở đào tạo nghề theo hướng sáp nhập các cơ sở đào tạo kém hiệu quả một cách hợp lý hoặc cho phá sản để củng cố hoạt động đào tạo nghề theo chiều sâu. Để tránh không bị sáp nhập, theo ông Lâm trước mắt, các trường cần tự xác định lộ trình phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của mình cũng như tập trung đào tạo các ngành thuộc diện ưu tiên của thành phố như du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, nhà hàng, khách sạn, điều dưỡng…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ vướng trong tự chủ tài chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
15:37' - 10/11/2017
Hiện nay đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn ngại tự chủ tài chính do lo sợ không thu hút được học sinh, không có nguồn thu để chi thường xuyên. Do đó cần có lộ trình phù hợp với từng trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng tự chủ tài chính với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử từ 1/12/2017
08:01' - 19/10/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính
19:45' - 17/08/2017
Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị y tế, giáo dục, văn hóa, lao động thương binh và xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần bỏ cơ chế xin- cho khi bảo tàng tự chủ tài chính
07:55' - 28/07/2017
Để các bảo tàng tự chủ hơn nữa trong mọi hoạt động rất cần thành phố có chính sách tạo điều kiện cho các bảo tàng phát triển các dịch vụ hỗ trợ cũng như tổ chức, quản lý bảo tàng.
-
Kinh tế & Xã hội
Các trường đại học tự chủ tài chính tăng mạnh học phí năm học 2017-2018
18:07' - 23/07/2017
Phải tự hạch toán, tính đúng tính đủ để lấy thu bù chi nên học phí của các trường tự chủ tài chính khá cao và sẽ tăng lên theo lộ trình hàng năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường
17:33' - 05/04/2025
Trong tuần, giá USD trong nước ghi nhận biến động mạnh trong phiên 3/4, thời điểm ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng tới 46% cho hàng hóa Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD phục hồi sau cú trượt dài
13:20' - 05/04/2025
Chỉ số đồng USD đã tăng 0,98% lên 103 trong phiên giao dịch chiều ngày 4/4.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7: Thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vùng
11:15' - 05/04/2025
Ngân hàng nhà nước chi nhánh Khu vực 7 được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Ngân hàng nhà nước 4 chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK ra mắt gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
09:57' - 05/04/2025
Gói tài trợ cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt và tối ưu cho doanh nghiệp đang hoặc sẽ tham gia các dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Tài chính & Ngân hàng
Rút ngắn hơn thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động
21:32' - 04/04/2025
Ước quý I/2025, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết cho 20.925 người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, tăng 36,27% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính toàn cầu: Một ngày “náo loạn”
09:57' - 04/04/2025
Một chuyên gia quản lý tài sản cảnh báo: “Các dòng vốn tháo chạy khỏi Mỹ đang ở mức khổng lồ”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng TP.HCM phục hồi: Vốn chảy mạnh vào sản xuất – kinh doanh
17:22' - 03/04/2025
Dù khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, tuy nhiên điểm tích cực là dòng tín dụng có xu hướng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hà Nội thu ngân sách quý I đạt gần 50% kế hoạch năm 2025
16:26' - 03/04/2025
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong quý I/2025 đạt 250,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 49,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc nhích tăng, đồng won vẫn chịu áp lực
08:17' - 03/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của BoK cho biết, tính đến cuối tháng Ba, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đạt 409,66 tỷ USD, tăng 450 triệu USD so với tháng trước đó.