Tạo thuận lợi cho lưu thông người và hàng hóa qua biên giới các nước tiểu vùng Mê Công
Chiều 15/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban hỗn hợp lần thứ 6 thực hiện Hiệp định GMS-CBTA (Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng) do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức với sự tham gia của 6 quốc gia trong khu vực GMS.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Việt Nam đã tham gia tích cực vào nhiều khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương trong đó có khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).Đây là khuôn khổ hợp tác do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) bảo trợ và có 6 nước thành viên tham gia gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Kết nối giao thông vận tải là ưu tiên hàng đầu trong Chương trình GMS. Nội dung Chiến lược vận tải thời gian tới khuyến nghị mở rộng phạm vi của chương trình hạ tầng phần cứng - kết nối giao thông trong GMS bao gồm cả đường bộ và đường sắt.
Về hạ tầng, trên cơ sở kết nối hạ tầng đường bộ về cơ bản đã hoàn thành ở các nước (ngoại trừ Myanmar vừa được gỡ bỏ cấm vận), khung chiến lược khuyến nghị các nước GMS cần tăng cường tập trung phát triển vận tải đa phương thức, chú trọng kết hợp vận tải đường sắt; cải thiện an toàn đường bộ; đảm bảo rằng các đánh giá về biến đổi khí hậu được lồng ghép vào các dự án phát triển giao thông.Về đường sắt, các nước thống nhất ưu tiên nghiên cứu xác định lại các tuyến đường sắt nối giữa các nước, những khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khai thác vận hành và kết cấu hạ tầng. Xác định ga đường sắt biên giới giữa các nước, thành lập Hiệp hội đường sắt GMS.
Đặc biệt, các nước thành viên GMS cam kết triển khai có hiệu quả Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới các nước GMS (Hiệp định GMS-CBTA), chú trọng áp dụng các chính sách tạo thông thoáng vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước, qua đó thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế.Biến hạ tầng được các nước phối hợp xây dựng thành các hành lang kinh tế, đem lại giao lưu hàng hóa, người và phương tiện qua lại các nước thành viên, tạo công ăn việc làm, phát triển du lịch và thương mại, tạo sự gắn kết về lợi ích và hòa bình trong khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho biết, trong khuôn khổ hợp tác này, Việt Nam với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, trong đó có ADB và bằng nội lực, đã và đang hoàn thành hàng loạt các kết nối hành lang đối ngoại quan trọng. Với Trung Quốc, ta đã đưa vào sử dụng hoàn chỉnh cao tốc Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (từ tháng 12/ 2015). Trước 2020 sẽ hoàn chỉnh và đưa vào khai thác cao tốc Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, và tiếp theo là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái – Bằng Tường. Trong đó, đoạn Hải Phòng – Hạ Long sẽ hoàn thành trong quý II/2018, đoạn Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái đang được UBND tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư đang nỗ lực thu xếp đầu tư. Trên hành lang kết nối với Lào có tuyến cảng Đà Nẵng – Đông Hà theo Quốc lộ1– Lao Bảo theo Quốc lộ 9– Quốc lộ9 của Lào - Thái Lan – cảng Dawei của Myanmar (đoạn trên lãnh thổ Myanmar đang trong quá trình xây dựng) có chiều dài khoảng 1.450 km.Đây là tuyến hành lang quan trọng, rút ngắn cự ly vận chuyển bằng đường bộ từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương và ngược lại, di chuyển chỉ mất 3 ngày bằng đường bộ; Trong khi đó, nếuhàng hóa phải đi bằng đường biển qua eo biển Malaca sẽ phải qua 6.000 km trong 10 ngày. Hành lang Đông Tây thứ 2 chạy qua Quốc lộ 217 đang được ADB hỗ trợ chuẩn bị hoàn thành
“Sắp tới, trên cơ sở hướng tuyến Đông - Tây đang được khai thác nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Việt Nam và Lào đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến tuyến hành lang từ Myanmar đi Thái Lan tới Lào (qua cầu Hữu nghị số 5 giữa Lào và Thái Lan) và chạy theo đoạn Pặc San – Thanh Thủy – Vinh về cảng Vũng Áng. Đây là một nhánh trong cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, một cao tốc chiến lược được Chính phủ hai Bên Việt Nam và Lào quyết tâm xây dựng”, bộ trưởng Thế thông tin. Với Campuchia, hành lang phía Nam và hành lang ven biển phía Nam đã được ADB hỗ trợ xây dựng. Đối với tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh – Phnompenh dài 180km, Việt Nam và Campuchia vừa ký kết thúc đẩy đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này. Từ Tp. Hồ Chí Minh kết nối với cảng Cái Mép – Thị Vải và từ Phnompenh sẽ kết nối tiếp sang Thái Lan và hành lang phía Nam. Tại hội nghị, các Bộ trưởng các nước GMS đã cùng nhau thảo luận việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thời gian qua theo hướng thúc đẩy các hành lang có tính kết nối trong khu vực Tiểu vùng trọng yếu; Đồng thời, trao đổi phương cách để biến các hành lang đã được xây dựng trở thành các hành lang kinh tế, đem lại phát triển về thương mại, du lịch... cho các nước thành viên.Đại diện 6 nước đã tập trung trao đổi các vấn đề cốt yếu như: Bổ sung thêm các hành lang mà các nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng để tổ chức vận tải qua biên giới vào Nghị định thư số 1.
Việt Nam có 2 tuyến là Quốc lộ 12 qua cửa khẩu Chalo và Quốc lộ 8 được kiến nghị bổ sung lần này để khai thác hiệu quả cảng Vũng Áng và hành lang Đông – Tây (Vũng Áng – đường 12 qua Lào và sang Thái Lan). Bên cạnh đó, sẽ cho phép kết nối các tuyến hành lang mới, xuyên biên giới từ Việt Nam qua Trung quốc đi Myanmar...
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các nước tham dự đã thực hiện kễ ký Bản ghi nhớ “Thu hoạch sớm” Hiệp định GMS-CBTA. Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, Bản ghi nhớ này là một hiệu lệnh để các nước cùng lúc thực hiện theo các cam kết đã thỏa thuận trong khuôn khổ GMS. 6 nước sẽ thống nhất quy trình tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình Một cửa/một lần dừng; Quy trình bảo lãnh cho phương tiện qua biên giới được thuận tiện; Quy định một loại giấy phép chung để phương tiện có thể đi qua tất cả các nước thành viên đã tham gia ký kết trên các tuyến hành lang đã thống nhất. Các Bên sẽ cấp 500 giấy phép theo Nghị định thư số 3 của Hiệp định GMS- CBTA và công nhận lẫn nhau, chấp nhận các giấy phép này; Thực thi các chế độ của Hiệp định về tạm nhập phương tiện cơ giới, dựa trên Điều 18 của Hiệp định, cho phép tạm nhập mà không phải nộp các loại thuế nhập khẩu, không phải bảo lãnh hải quan...Bản ghi nhớ có vai trò quan trọng vì sẽ tạo một khuôn khổ pháp lý cho phép nhiều loại xe vận chuyển hàng hóa và người xuyên biên giới các nước, nhiều hàng hóa sẽ được vận chuyển đường bộ thay vì đường biển, qua đó sẽ giảm được chi phí logistics./.
- Từ khóa :
- Gms
- bộ giao thông vận tải
- gms-cbta
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị dùng chung trạm BOT Bắc Hải Vân cho 2 dự án
16:44' - 11/03/2018
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án tổ chức lại các trạm thu phí sử dụng đường bộ qua khu vực hầm Hải Vân.
-
Kinh tế tổng hợp
Vì sao Bộ Giao thông Vận tải chưa đồng ý kiến nghị dừng thu phí dịch vụ ô tô vào sân bay
16:17' - 24/01/2018
Bộ GTVT vừa có thông cáo chính thức về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định chưa có cơ sở dừng thu phí dịch vụ vào sân bay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.