Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhận định, chính sách phân cấp trong xác định giá đất đang từng bước phát huy hiệu quả, giúp huy động nguồn lực từ đất đai cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
Cảnh báo biến động mạnh
Việc đồng loạt ban hành bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được dự báo sẽ tạo ra những biến động lớn về giá đất tại nhiều địa phương, kéo theo tác động đáng kể tới thị trường bất động sản, chi phí đầu tư và khả năng tiếp cận nhà ở của người dân.Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Quản lý Đất đai (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) nhận xét, bảng giá đất điều chỉnh nhiều khả năng sẽ tăng so với bảng giá hiện hành. Điều này có thể làm lợi cho người dân bị thu hồi đất và tăng nguồn thu ngân sách địa phương, nhưng đồng thời làm tăng chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí giải phóng mặt bằng tại các dự án phát triển; tác động đa chiều đến thị trường bất động sản và người dân.
Việc tăng bảng giá đất sẽ ảnh hưởng lớn đến các khoản thu từ đất như tiền sử dụng đất, thuế, phí, nhưng cũng khiến chi phí đầu tư tăng cao, tác động tới giá bán bất động sản trên thị trường. TS. Phạm Anh Tuấn cảnh báo, trong trường hợp điều chỉnh quá mức, chi phí đầu tư các dự án bất động sản sẽ bị đội lên, gây khó khăn cho cả nhà đầu tư trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.Đối với người dân, giá đất tăng đồng nghĩa với việc các thủ tục như chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ trở nên tốn kém hơn. Đặc biệt, khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở, mức tiền sử dụng đất tăng mạnh có thể gây khó khăn cho các hộ dân có nhu cầu hợp pháp hóa đất đai.Dưới góc nhìn chuyên gia, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh về sự cần thiết của một cơ chế kiểm soát từ trung ương để đảm bảo tính nhất quán và hợp lý trong việc xây dựng bảng giá đất. Theo ông, do bảng giá đất hiện nay do cấp tỉnh ban hành, mỗi địa phương có thể tiếp cận và xây dựng theo cách khác nhau, dễ dẫn tới chênh lệch bất hợp lý, đặc biệt là tại các khu vực giáp ranh.Giáo sư Đặng Hùng Võ đề xuất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần có vai trò thẩm định và kiểm tra bảng giá đất trước khi phê duyệt, nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng chênh lệch giá để trục lợi. Nguyên tắc quan trọng nhất là bảng giá đất phải phù hợp với giá thị trường. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, hiện Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là "giá thị trường", cũng như thiếu khung pháp lý cụ thể để xác định giá này một cách khoa học.Liên quan đến việc các cán bộ cấp xã được tham gia xây dựng bảng giá đất, ông Võ cho rằng, điều này là cần thiết vì họ hiểu rõ giá trị đất thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, cần phải đặt ra các luận cứ rõ ràng để xác định mức giá đề xuất có thực sự phản ánh đúng giá thị trường hay không.Nguy cơ “sốt giá” nếu không kiểm soát tốtPhó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh Trần Quốc Dũng phân tích, bảng giá đất hiện hành thường thấp hơn giá thị trường từ 30–60%, dẫn tới việc Nhà nước thất thu và người dân không được đền bù thỏa đáng. Do đó, Luật Đất đai 2024 buộc các địa phương điều chỉnh bảng giá để sát hơn với thực tế. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến các hệ lụy nếu không được kiểm soát chặt chẽ.Yếu tố đầu tiên cần chú ý là việc nâng bảng giá đất quá cao có thể gây khó khăn cho các dự án đầu tư công do chi phí giải phóng mặt bằng tăng mạnh. Đồng thời, người dân sẽ gặp trở ngại khi tiếp cận nhà ở, đặc biệt trong các phân khúc như nhà ở xã hội hay nhà ở trung cấp. Những tác động này có thể làm “tắc nghẽn” dòng vốn đầu tư và tạo ra nguy cơ bong bóng bất động sản cục bộ. Thực tế này đòi hỏi có giải pháp xây dựng bảng giá đất hài hòa và bền vững.
Ông Trần Quốc Dũng đề xuất số hóa dữ liệu giá đất, cập nhật từ các hợp đồng công chứng và sàn giao dịch, nhằm nâng cao độ chính xác và minh bạch. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, xử lý các hành vi thổi giá, đầu cơ và tạo sóng ảo, đặc biệt tại các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng bảng giá đất mới.
Một giải pháp khác cần được chú trọng là đảm bảo thành phần hội đồng thẩm định bảng giá đất có sự tham gia của các bên độc lập như chuyên gia, doanh nghiệp và đại diện các sở ngành, nhằm tạo phản biện khách quan, tránh tình trạng “làm giá nội bộ”.Với các khu vực có biến động mạnh về giá đất, chính quyền địa phương có thể áp dụng các biện pháp ngắn hạn như khoanh vùng, tạm dừng cấp phép chuyển nhượng hoặc giữ nguyên giá bồi thường cũ để bình ổn thị trường trong thời gian xây dựng bảng giá mới.Các chuyên gia cũng khuyến nghị cần một khung hướng dẫn thống nhất ở cấp trung ương, phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ Tài chính, nhằm xác lập tiêu chí xây dựng bảng giá đất phù hợp với thực tế, đồng thời đảm bảo tăng hợp lý để tránh gây sốc cho thị trường.Tin liên quan
-
Bất động sản
Bảng giá đất áp dụng cho năm 2026 sẽ có biến động lớn
11:56' - 03/07/2025
Thời gian tới, nhiều địa phương ban hành bảng giá đất mới với sự biến động lớn và mức giá được điều chỉnh khác nhau. Điều này sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản gặp khó ra sao với bảng giá đất mới?
15:47' - 13/01/2025
Bảng giá đất điều chỉnh sử dụng đến hết năm 2025 của nhiều địa phương có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ khiến cả người dân và doanh nghiệp đều bất ngờ.
-
Bất động sản
Đối mặt với áp lực gia tăng của bảng giá đất mới
19:26' - 10/01/2025
Nhiều doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm dường như đang bị mắc kẹt, đứng trước nguy cơ vỡ kế hoạch đầu tư kinh doanh, bị bào mòn lợi nhuận, thậm chí thua lỗ khi chi phí thuê đất tăng đột biến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27' - 07/07/2025
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37' - 07/07/2025
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36' - 07/07/2025
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".