Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển vàng
Sáng 12/7, tại Hà Nội, báo Đầu tư đã tổ chức “Tọa đàm về phát triển tài chính bán lẻ, cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế”.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng trong sự phát triển chung của nền kinh tế; giải thích căn nguyên lãi suất và các lưu ý khi sử dụng dịch vụ tài chính tiêu dùng; nỗ lực để mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng một cách toàn diện và giải pháp phát triển….
Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số đạt ngưỡng gần 95 triệu dân với tỷ lệ dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm 52%. Lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế. Còn theo dự báo mới nhất của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng liên tục 20%-30%/năm, con số 1 triệu tỷ đồng có thể sẽ còn đạt được sớm hơn so với dự báo. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao. Cụ thể, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam đã tăng phi mã từ 52,5% (năm 2005) lên đỉnh điểm 77,7% (năm 2009). Giai đoạn 2010-2016 nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy giảm khiến chỉ số này cũng suy giảm đến đáy vào năm 2012. Nhưng từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,3% vào năm 2016. Hoạt động cho vay tiêu dùng được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường; giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi “ tín dụng đen”; giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản… nhờ sự linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú. Vai trò của tài chính tiêu dùng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hiện đang ở mức cao. Giải thích vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, đối tượng khách hàng phục vụ và phương thức hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng rất khác ngân hàng thương mại nên không thể so sánh mức lãi suất của 2 tổ chức tín dụng này với nhau. Mức độ rủi ro khi cho vay của các công ty tài chính cao hơn nên phần bù rủi ro trong yếu tố cấu thành lãi suất tăng cao. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tiêu dùng, ông Nguyễn Tú Anh đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro vỡ nợ. Các công ty tài chính cần nâng cao quy trình thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ, lịch sử vay, trả và các yếu tố khác của khách hàng để tránh những xung đột xã hội. Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Hiệp hội Ngân hàng cũng cho rằng, Thông tư số 43/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/3/2017 có những tác động tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng. Đồng thời, tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty tài chính vẫn cần xác định kinh doanh phải uy tín, bài bản và luôn đặt quyền lợi của người tiêu dùng ở mức cao nhất. TS. Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh, muốn phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước… không chỉ cần hoàn thiện hành lang pháp lý mà còn phải tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức tài chính tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của người dân theo xu hướng phát triển chung của thế giới./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp ô tô càng kích cầu, người tiêu dùng càng chờ giá giảm thêm
18:55' - 18/06/2017
Thị trường ô tô Việt Nam tiếp tục chứng kiến cuộc đua giảm giá chưa từng có của nhiều hãng xe
-
Kinh tế Thế giới
Chi tiêu dùng tại Anh tăng thấp nhất trong ba năm qua
14:17' - 10/04/2017
Theo kết quả khảo sát mới được công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Visa công bố, chi tiêu dùng của người Anh trong quý I/2017 tăng ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua.
-
Xe & Công nghệ
Chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc cao nhất trong nửa thập kỷ
11:49' - 04/04/2017
Chỉ số giá tiêu dùng Hàn Quốc tháng 3 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua tại "xứ sở Kim chi".
-
Kinh tế Thế giới
Thói quen chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ đang chuyển hướng
06:50' - 04/04/2017
Chi tiêu tiêu dùng yếu ớt và hiện đóng góp 68,8% trong GDP của Mỹ là nguyên nhân chính khiến nhịp độ tăng trưởng kinh tế Mỹ liên tục ở các mức thấp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
-
Phân tích doanh nghiệp
Đảm bảo tối đa quyền của người tiêu dùng Việt Nam
15:16' - 15/03/2017
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2017 đã được phát động nhằm đảm bảo vai trò vị trí và tầm quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14'
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10'
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.