Thu 300 triệu đồng/ha điều nhờ kinh nghiệm ứng phó thời tiết

06:07' - 08/03/2017
BNEWS Một lão nông ở xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã có cách ứng phó biến đổi khí hậu cho vườn điều của mình đầy kinh nghiệm, mang lại lợi nhuận cao.
Vườn điều xanh tốt nhờ áp dụng đúng các biên pháp kỹ thuật. Ảnh: baodongnai.com

Bằng cách chỉ dùng nước và thuốc pha chế sinh học, lão nông Phan Viết Hùng đã tạo ra vườn điều cho thu nhập 300 triệu đồng/ha, đạt năng suất gấp đôi các vườn điều khác.  Ông Phan Viết Hùng đã có 20 năm kinh nghiệm trồng điều ở vùng đất Bình Phước đã đúc kết như vậy.
Trong đợt mưa trái mùa bất thường hồi đầu tết vừa qua, đúng lúc vườn điều trổ bông mạnh. Đây là thời kỳ cây điều mẫn cảm với thời tiết, nếu nắng tốt điều không cần chăm sóc vẫn cho trái trĩu cành. Thế nhưng, đối với loại thời tiết mưa nắng thất thường gặp thêm sương muối thì phảicó kinh nghiệm ứng phó mới cứu được vườn điều.
Theo ông Phan Viết Hùng , “Thời tiết mưa bất thường hay phát sinh nấm. Bắt đầu rụng lá là trị nấm để chồi phát triển và ra hoa. Sau mộtthời gian nữa, lúc bình thường trị 2 lần nấm nhưng thời tiết bình thường thìtăng lên đến 3, 4 lần. Những kinh nghiệm về cách chăm sóc cây điều như vậy được ông Hùng từng bước thể nghiệm, đúc kết qua nhiều năm và ứng dụng trên chính vườn điều nhà mình."
Sở hữu 1,5 ha điều, 5 năm gần đây, vườn điều nhà ông Hùng đều cho năng suất cao. Đơn cử như vụ điều năm2016, hầu hết vườn điều trên địa bàn thị xã đều bị giảm năng suất do lượng bông không đồng đều nhưng vườn điều nhà ông vẫn đạt năng suất 4,5 tấn/ha.

Năm nay, cây điều ra bông muộn, lại gặp mưa trái mùa nên khó càng thêm khó. Tuy nhiên, nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt cho vườn cây nên từ đầu vụ đến nay, vườn điều nhà ông Hùng đã được khảo sát có thể đạt 6-7 tấn/ha với giá điều 45.000 đồng/kg chắc chắn cho nhà nông Hùng có thu nhập 300 triệu đồng/ha.
Từ kinh nghiệm trên, lao nông Hùng chia sẻ, kinh nghiệm khá đơn giản, nhưng phải tích cực làm thì mới có hiệu quả. Cụ thể, khi điều trổ bông gặp mưa khiến các chùm bông bị ngậm nước; do đó bông dễ thối sau đó gặp nắng sẽ bị héo khô. Đây cũng là giai đoạn bông điều dễ bị nấm, phát sinh sâu bệnh. Nên nhà vườn bỏ chút qua sát lúc thăm vườn, khi gặp mưa thì ngay lập tức dùng loại thuốc sinh học trừ sâu bệnh phun cho vườn điều.
Lão nông Hùng cho hay, có nhà nông đã dùng phương pháp này, nhưng đã dùng sai thuốc là đã sử dụng thuốc trừ sâu phun cho vườn điều. Việc làm trên chỉ có hại, vì thuốc trừ sâu vô tình làm nóng thêm cho những chùm bông dễ dẫn đến khô bông.

Trong khi thuốc sinh học loại trừ được sâu bệnh, nhưng quan trọng nó có tác dụng làm mát chùm bông điều, không gây ảnh hưởng cho thời kỳ bông đang đậu trái, nhờ đó các chùm bông đậu quả nhiều hơn sử dụng phướng pháp phun xịt thuốc trừ sâu bán trên thị trường.
Những cơn mưa trái mùa diễn ra liên tục trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian gần đây đã khiến người nông dân trồng điều không khỏi lo lắng vì sự xuất hiện của các dịch bệnh đặc biệt là bệnh nấm và thán thư gây khô cổ bông trên cây điều. Nhưng, nhờ theo dõi sát sao tình hình thời tiết, biết cách chăm sóc, xử lý kịp thời vườn điều đang ra bông, nhiều nhà nông trồng điều vẫn thu được kết quả khá khả quan khi điều nở bông, đậu trái đều.
Mưa trái mùa cộng với sương muối diễn ra liên tục trong thời điểm cây điều ra hoa, đậu trái đang làm “đau đầu” nhiều nhà nông trồng điều trên địa bàn tỉnh. Gặp thời tiết khác thường này, bông điều đang nở sẽ khô và teo tóp lại. Riêng những trái non chuẩn bị kết trái sẽ héo và đen. Tuy nhiên, nhiều nhà nông khác chưa biết hoặc không biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu nên đã đánh đổi cả vườn điều, do không điều không đậu trái, mất năng suất vụ mùa năm 2017.
Ông Vũ Đức Bộ, Chủ nhiệm Liên hiệp Hợp tác xã Điều Bình Phước chia sẻ, khi điều trổ bông phải tranh thủ đi thăm vườn thường xuyên để mà xử lý nếu gặp thời tiết bất lợi. Nông dân trồng điều chủ yếu dựa vào thời tiết, ít áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật nên không có nhiều kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh.

Theo đó, phải thường xuyên theo dõi thời tiết để điều chỉnh việc chăm sóc vườn điều cho phù hợp là kinh nghiệm mà nhiều hộ dân có vườn điều đạt năng suất cao. Đặc điểm của cây điều là cho hoa nhiều đợt, do đó, sau những cơn mưa trái mùa, nấm, bệnh thán thư và các loại sâu bọ tấn công gây khô cành, khô bông rất dễ phát sinh và xuất hiện trên cây điều, nếu không kịp thời chữa trị thì việc thất thu mùa vụ là điều khó tránh khỏi.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất của cây điều, người dân không thể lơ là trong thời điểm này mà phải tiến hành thăm vườn liên tục để phát hiện bệnh kịp thời, vệ sinh vườn, loại bỏ lá, cành bị bệnh và những cành kém hiệu quả.
Ông Đàm Xuân Thọ, Hội viên Hội Liên hiệp Hợp tác xã Điều Bình Phước nhận định, “người trồng điều phải thường xuyên thăm vườn vì có những loài sâu thăm ban ngày thấy nhưng có loại sâu phải thăm vào ban đêm. Nhiều loại sâu phải đợi thời tiết mát mẻ buổi tối thì mới xuất hiện. Từ đó, mình lựa chọn loại thuốc thích hợp để phun trừ nấm và sâu bệnh thì mới đạt năng suất như ý, không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận mùa vụ”.
Cũng theo kinh nghiệm của các nhà nông, đây là thời điểm cần thiết để bổ sung phân bón cho cây điều mang trái và bông nhiều, có thể dùng phân trên ngọn hoặc tưới gốc.

“Trước khi mưa thấy trời âm u thì ta phải phun thuốc nấm rồi 5 đến 10 ngày sau ta sử dụng phân sinh học để bón cho lá, cho trái và cho bông thì vườn điều lúc nào cũng đạt. Mưa như thế này chứ dù có mưa nữa thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến năng suất và tỷ lệ đen bông cũng giảm”, ông Đàm Xuân Thọ, Hội viên Hội Liên hiệp Hợp tác xã Điều Bình Phước nói.
Năm nay, cây điều ra bông trễ hơn so với mùa vụ khoảng 2 tháng nên dự kiến phải đến giữa tháng 4 mới cho thu hoạch.

Thời gian vẫn còn tương đối dài đủ để người trồng điều có các giải pháp ứng phó với bất lợi của thời tiết. Tuy nhiên, các ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân không nên lạm dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là cần sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng và lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho cây trồng và con người. /.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục