Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công -Lan Thương lần thứ hai
Chiều 10/1, tại Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng đoàn Việt Nam và lãnh đạo cấp cao các nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc đã tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công -Lan Thương (MLC) lần thứ hai.
Tham gia Đoàn Việt Nam dự hội nghị có lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao; Quốc phòng; Công an; Công Thương; Giao thông Vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Chính phủ. Với chủ đề “Dòng sông hoà bình và phát triển bền vững của chúng ta”, Hội nghị đã rà soát tình hình triển khai hợp tác kể từ Hội nghị Cấp cao Mê Công - Lan Thương lần thứ nhất (tháng 3/2016) và thảo luận các phương hướng hợp tác thời gian tới.Hội nghị đánh giá, sau hai năm hoạt động, hợp tác Mê Công - Lan Thương đã có những bước tiến quan trọng cả về xây dựng cơ chế hoạt động và triển khai dự án cụ thể. Một số kết quả chính đáng chú ý như hoàn thành nhiều dự án thu hoạch sớm,thành lập các trung tâm hợp tác về môi trường, nguồn nước, và nghiên cứu Mê Công; hình thành và vận hành Quỹ đặc biệt MLC.
Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực Mê Công – Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng; nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN.Hợp tác MLC cũng cần phối hợp hài hoà với các chương trình, kế hoạch phát triển như Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc Phát triển bền vững cũng như các sáng kiến liên kết khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sự coi trọng và đóng góp của Việt Nam vào hợp tác MLC trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc, mục tiêu quan trọng mà hợp tác cần bảo đảm để có thể đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên, thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Về hợp tác 5 năm tới, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc chú trọng tăng cường hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Công, đưa hợp tác nguồn nước trở thành một trọng tâm hợp tác giữa sáu nước.Các ưu tiên trước mắt gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; tiến hành các nghiên cứu khoa học chung và nghiên cứu xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Lan Thương - Mê Công.
Cùng với đó là phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện và kết nối để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn và đi lại của người dân.Hỗ trợ các nước Mê Công – Lan Thương tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hoá tại các nước thành viên; phát triển lực lượng doanh nghiệp và đào tạo lao động có chất lượng; thu hút nguồn lực hướng vào phát triển hạ tầng và tạo điều kiện cho các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người dân; tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
Các đề xuất và đóng góp của đoàn Việt Nam được các nước thành viên đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị. Tại hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Phnom Penh và Kế hoạch hành động 5 năm MLC giai đoạn 2018-2022 với các định hướng lớn và các biện pháp triển khai hợp tác trên ba trụ cột an ninh - chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội, văn hoá và giao lưu nhân dân.Trên cơ sở đó, các Nhóm công tác chuyên ngành sẽ xây dựng kế hoạch hành động riêng cho lĩnh vực ưu tiên gồm nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất và hợp tác kinh tế qua biên giới.
Các nhà Lãnh đạo hoan nghênh danh sách 214 dự án MLC do các nước thành viên đề xuất và nhất trí từng bước mở rộng hợp tác sang các dự án lớn của tiểu vùng trên cơ sở tận dụng tối đa Quỹ đặc biệt MLC và các nguồn tài chính huy động từ Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính quốc tế. Về hợp tác nguồn nước, các nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước thông qua các hoạt động như: Đối thoại chính sách; xây dựng và cải thiện hệ thống theo dõi chất lượng nguồn nước; chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn; hợp tác kỹ thuật, triển khai các nghiên cứu chung và các dự án thí điểm liên quan đến nguồn nước sông Mê Công – Lan Thương; nâng cao năng lực trong quản lý nước; hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán và nghiên cứu sớm thiết lập đường dây liên lạc trong các tình huống khẩn cấp. Các nhà Lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác về môi trường, đặc biệt chú trọng giảm thiểu rủi ro môi trường trong hợp tác kinh tế, thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu và công nghệ trong lĩnh vực môi trường và nông nghiệp. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Campuchia đã chính thức chuyển giao vai trò đồng chủ trì hợp tác MLC cho Thủ tướng CHDCND Lào.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen
18:09' - 10/01/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao việc Campuchia đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao Mê Công - Lan Thương lần thứ hai.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị cấp cao SOM Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
14:11' - 19/12/2017
Sáng 19/12, Hội nghị cấp cao SOM (cấp Thứ trưởng) Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã diễn ra tại tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác công nghệ thông tin
20:09' - 18/12/2017
Ngày 18/12 tại Phnom Penh, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đã phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - Campuchia 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).