Tín hiệu xấu đối với tương lai của thương mại toàn cầu
Đây là một tín hiệu xấu cho thương mại của toàn cầu, báo trước những bất đồng sâu rộng giữa 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới tại thượng đỉnh Hamburg- Đức vào đầu tháng 7/2017.
Sau hai ngày làm việc tại Baden-Baden, miền Tây Nam nước Đức, Bộ trưởng Tài chính nhóm G20 với sự tham dự lần đầu tiên của đại diện Mỹ Steven Mnuchin, đã phá thông lệ. 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới không hứa hẹn thúc đẩy tự do mậu dịch, mà chỉ kêu gọi các nước hãy đóng góp để các hoạt động giao thương được “công bằng”.
Trong bản tuyên bố chung kết thúc cuộc họp, các bên đã thay thế cam kết “chống bảo hộ” bằng cụm từ G20 đồng ý “đẩy mạnh vai trò của trao đổi mậu dịch trong các hoạt động kinh tế tại mỗi nước”. Lý do là tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin quan niệm mục tiêu “chống bảo hộ không hoàn toàn thích hợp”.
Giới quan sát cho rằng tranh cãi về từ ngữ chỉ là vỏ bọc bề ngoài. Thực chất của vấn đề là cuộc họp ở Baden-Baden vừa qua thể hiện rõ chủ đích của chính quyền Trump muốn áp đặt lại một trật tự thương mại mới, xóa bỏ mô hình toàn cầu hóa hiện nay.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ tuyên bố không có ý định lao vào một cuộc đọ sức trên địa hạt thương mại, nhưng Washington quyết tâm “xét lại” một số điều khoản trong hồ sơ này, sao cho “công bằng hơn với người lao động Mỹ”.
Tuy ít nói hơn các đồng nhiệm, nhưng ông Mnuchin đã gây chú ý khi khẳng định không loại trừ khả năng “xét lại thoả thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”. Thoả thuận từ năm 1995 này tới nay vẫn được xem là nền tảng của chính sách tự do mậu dịch toàn cầu.
Trong mắt Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin, “tình hình hoàn toàn bế tắc” và các bên đã bày tỏ bất đồng với Mỹ. Paris thất vọng khi thấy hai hồ sơ lớn là chống bảo hộ và chống biến đổi khí hậu đều không được thông cáo chung ở Baden-Baden nhắc tới.
Về phần Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfang Schauble, trong cương vị nước chủ nhà, ông đã phải tìm cách giảm thiểu thất bại vừa qua khi cho rằng, “không hẳn là các bên bất đồng”, có điều một số nước có một cái nhìn khác về khái niệm "bảo hộ mậu dịch".
Tờ Financial Times cho rằng những thay đổi trong ngôn từ của thông cáo về vấn đề tự do thương mại đã phản ánh thái độ chống toàn cầu hóa của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump mà tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã mang tới cuộc họp.
Trong khi phía Trung Quốc đặc biệt lên tiếng kêu gọi dùng những từ ngữ rõ ràng để nói về chủ nghĩa bảo hộ, thì phía Mỹ lại không nhất trí. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn thái độ truyền thống của Mỹ, nước vốn mang danh chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa. Tại hội nghị lần này, Nhật Bản được cho là một trong số ít nước đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin đã tìm cách giảm nhẹ sự khác biệt giữa các nước khi nói về thông cáo chung và cho biết Mỹ đang tập trung vào vấn đề nhập siêu của mình, thừa nhận "chính quyền mới ở Mỹ có quan điểm khác về vấn đề thương mại".
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble cho rằng Bộ Tài chính Mỹ cần có thời gian, và có thể điều này là nhạy cảm ít nhiều đối với một số nước. Ông Wolfgang Schäuble thừa nhận rằng cuộc họp bị rơi vào bế tắc, chính vì vậy mà cuối cùng "chúng tôi chẳng nói gì, né tránh cụm từ chủ nghĩa bảo hộ'".
Mỹ đã thay đổi mạnh mẽ quan điểm về G20 kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Ông Trump luôn coi "nước Mỹ là trên hết", và chiến lược kinh tế của ông đã đi ngược lại những cam kết truyền thống mà các lãnh đạo G20 trước đây đã ký cùng nhau.
Với giới phân tích, đọ sức thương mại đang diễn ra giữa một bên là Mỹ và bên kia là phần còn lại của 19 thành viên trong G20, đứng đầu là Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU). Cụm từ thúc đẩy các hoạt động giao thương “công bằng” là một khái niệm không mấy khách quan.
Đáng lo ngại hơn là khái niệm đó mở đường cho chính quyền Mỹ áp đặt luật chơi với các đối tác thương mại, mỗi khi nền kinh tế lớn nhất thế giới bị nhập siêu.
Trước khi sang Washington hội kiến Tổng thống Donald Trump vào tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định ưu tiên thúc đẩy mậu dịch đa phương.
Bà Merkel cũng đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Berlin ngày 19/3, trước khi ông Abe đến dự Hội Chợ Công Nghệ Cao ở Hanovre. Lãnh đạo hai nước cùng bảo vệ chung một quan điểm về “tự do mậu dịch về các thị trường tự do và mở cửa”.
Giới quan sát chờ đợi Thượng đỉnh G20 mở ra trong hai ngày 7-8/7 tại Hamburg tới đây, một lần nữa hồ sơ thương mại sẽ là cái gai giữa nhiều nước thành viên và tân Tổng thống Mỹ, Donald Trump.
Thủ tướng Merkel và Bộ trưởng Tài chính Schauble trong thế khó xử bởi vì Đức là bạn hàng quan trọng của Mỹ và Washington bị nhập siêu so với Berlin.
Một chuyên gia kinh tế Đức thuộc viện nghiên cứu IFO trụ sở tại Munich chỉ trích Berlin đã để cho Washington lấn lướt, và điều này có thể phương hại đến các hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế số một EU.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đem về đến 45% GDP cho nước Đức. Một đại diện của Phòng Thương Mại Đức đặt câu hỏi liệu Chính phủ Đức và nền kinh tế nước này có phải thích nghi với chính sách “Nước Mỹ là trên hết” của Tổng thống Trump hay không?
Trong khi đó, mặc dù vẫn còn nhiều khúc mắc trong vấn đề thương mại thế giới, hội nghị G20 vừa diễn ra đã tìm được “tiếng nói chung” về vấn đề thị trường ngoại hối.
Hội nghị đã nhắc lại lời cảnh báo về tình trạng "lộn xộn" trên các thị trường ngoại hối và lên tiếng phản đối việc hạ giá đồng nội tệ để tạo lợi thế cạnh tranh.
Đối với các thị trường, G20 không thay đổi quan điểm về vấn đề ngoại hối là một thông tin tích cực. Việc các nền kinh tế lớn trên thế giới có cùng quan điểm sẽ góp phần giúp giảm thiểu những biến động trên thị trường ngoại hối, yếu tố quan trọng đối với sự ổn định của các thị trường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị quan chức cấp cao G20
11:01' - 25/03/2017
Hội nghị các quan chức cao cấp Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), còn gọi là Hội nghị Sherpa G20 lần thứ 2 đã diễn ra ngày 23-24/3 tại Frankfurt , Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20 không đạt tiến triển về chống bảo hộ mậu dịch
08:21' - 19/03/2017
Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng G20 đã ra tuyên bố chung mà không có một cam kết rõ ràng về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch.
-
Kinh tế Thế giới
G20 bất đồng về thương mại toàn cầu
12:51' - 18/03/2017
Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong 2 ngày 17 và 18/3 tại thành phố Baden-Baden của Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi G20 thực thi cam kết về tỷ giá hối đoái
13:09' - 14/03/2017
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ giấu tên cho biết G20 có thể là một diễn đàn "hữu ích" để thúc đẩy các vấn đề liên quan tới lợi ích của chính quyền Tổng thống Donald Trump
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:00'
Mức chi của cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ năm 2024 tới 15,9 tỷ USD, Fed giảm lãi suất, vàng giảm giá mạnh nhất trong 5 tháng qua... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa tổng thỗng mãn nhiệm và ứng viên đắc cử
07:57'
Tổng thống mãn nhiệm của Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp với ứng cử viên đắc cử Donald Trump vào sáng ngày 13/1 tại Nhà Trắng – nơi làm việc của tổng thống - để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực giảm phát đối với nền kinh tế Trung Quốc gia tăng
14:27' - 09/11/2024
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 10/2024 vẫn ở mức thấp và chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ trước nguy cơ “trắng tay”
14:26' - 09/11/2024
Tính đến ngày 8/11, đảng Cộng hòa của ông Donald Trump vẫn đang chiếm ưu thế trước đảng Dân chủ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị gói kích thích mới cho nền kinh tế
14:25' - 09/11/2024
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đang chuẩn bị một gói kích thích mới cho nền kinh tế, bao gồm trợ cấp hóa đơn tiện ích và tiền mặt cho các hộ gia đình thu nhập thấp.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Điển siết chặt quy định tịch thu tài sản
13:46' - 09/11/2024
Thụy Điển đã chính thức ban hành luật mới cho phép cảnh sát thu giữ tài sản xa xỉ từ những người không thể chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản này.
-
Kinh tế Thế giới
Tồn kho gạo của Ấn Độ cao kỷ lục
13:03' - 09/11/2024
Lượng tồn kho gạo của Ấn Độ đã đạt mức cao kỷ lục, lên đến 29,7 triệu tấn trong tháng 11 này, gần gấp 3 lần so với mục tiêu của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua luật năng lượng mới
21:15' - 08/11/2024
Ngày 8/11, Trung Quốc đã thông qua luật năng lượng mới nhằm thúc đẩy nỗ lực trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế vào năm 2060.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành thép Trung Quốc đối mặt nguy cơ lớn do thuế quan
21:00' - 08/11/2024
Ngành thép Trung Quốc đang phải đối mặt với tác động gián tiếp nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp mức thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.