Tiền lẻ "đẻ" phiền phức
Trong buổi làm việc với chúng tôi vào dịp cuối năm, một cán bộ tín dụng tại Bắc Ninh bộc bạch, Tết Nguyên đán tới cũng là mùa lễ hội, mong rằng năm nay người dân đi lễ rải ít tiền lẻ thôi để các nhà đền, nhà chùa đỡ vất vả, cán bộ ngân hàng cũng đỡ mệt trong việc hỗ trợ khâu kiểm đếm và vận chuyển tiền lẻ về kho.
Chia sẻ của chị tưởng như rất đời thường nhưng đó đang là câu chuyện nan giải trong xã hội. Người đi lễ thì đua nhau đổi tiền lẻ dù chịu phí cao và tiền lẻ được rải khắp các ban thờ, trong khi nhà chùa lại mất rất nhiều công để thu gom số tiền này, thậm chí có nhiều nơi phải nhờ đến cán bộ ngân hàng đến kiểm đếm hỗ trợ đổi và chuyển tiền về kho. Đó là một nghịch lý xuất phát từ một thói quen không dễ thay đổi của nhiều người dân.
Nhiều năm trở lại đây, dịch vụ đổi tiền lẻ “nở rộ” tại các khu đền, chùa, di tích. Dù mức giá đổi tiền lẻ khá cao, 10.000 đồng đổi lấy 8.000 đồng, thậm chí có mệnh giá 10.000 đồng chỉ được 6.000 đồng nhưng điều đó dường như không ảnh hưởng đến quan điểm của nhiều người khi đã “tín tâm”.
Khi được hỏi tại sao không đặt lễ ở một nơi trong chùa bằng một tờ mệnh giá lớn thay vì rải tiền lẻ nhiều nơi, chị Thương một người dân đi lễ ở Đền Bà chúa kho cho hay, đây là tiền “giọt dầu”, phải đặt ở đủ các ban mới linh và như thế đức bà sẽ thấy được "tâm" của người dâng lễ.
Xuất phát từ quan điểm đó nên nhiều người dân dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn cố tình làm ngơ. Không khó để có thể thấy tại nhiều đền chùa, tiền lẻ được đặt ở nhiều vị trí phản cảm như gài vào tượng phật, vào bình hoa hay mâm ngũ quả... gây mất mỹ quan.
Nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra, hiện nay dùng tiền mệnh giá nhỏ cho lưu thông không nhiều, mà chủ yếu dành cho việc đi lễ. Tín ngưỡng là một nét văn hóa nhưng rất nhiều người không hiểu vấn đề đã vô tình gây lãng phí cho xã hội, làm khổ các nhà tu hành.
Theo Ngân hàng Nhà nước, chi phí sản xuất tiền lẻ cao cao hơn cả mệnh giá của đồng tiền đó. Ngoài ra, số tiền lẻ tại các đền chùa hàng năm lại quay vòng về Ngân hàng Nhà nước, phải chi ngân sách bảo quản, kiểm đếm, phân loại nhiều vô kể. Ba năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định không in mới tiền mệnh giá nhỏ và đã tiết kiệm được cho ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thành Lập, Trưởng Ban quản lý cụm di tích Đền Bà chúa kho, cho rằng đã đến với chốn linh thiêng thì điều quan trọng là cái tâm của người đến. Theo quan niệm tâm linh, để tiền ở các cung ban hay trong hòm công đức không có gì khác nhau bởi cuối cùng cũng được nhà đền thu gom về 1 chỗ. Hơn nữa, đặt tiền không đúng cách sẽ gây phản cảm, thiếu văn minh, không phải cứ rải nhiều nơi là tốt.
Thừa nhận trong mấy năm trở lại đây, với sự vào cuộc của nhà quản lý, lượng tiền lẻ tại Đền Bà chúa kho đã giảm nhiều nhưng ông Lập vẫn cho rằng đây là tập quán lâu đời của người Việt và cần thời gian để thay đổi. Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc có mệnh giá tiền phù hợp, tiền mệnh giá nhỏ không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Chị Thanh, một người dân ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết bản thân chị rất tín tâm và mỗi khi đi lễ chùa chị thường đổi nhiều tiền lẻ và đặt đủ các cung, ban. Nhưng gần đây, thấy việc rải tiền lẻ ở nhiều nơi gây tốn kém và mất công của nhiều người nên chị đã bỏ thói quen này, giờ chị chỉ mua lễ và đặt tiền ở ban thờ chính.
Còn bác Lan, một người dân ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phân tích: “Thay vì đổi 10.000 đồng tiền chẵn lấy 8.000 đồng tiền lẻ tại sao chúng ta không bỏ cả 10.000 đồng vào hòm công đức? Vô hình chung chúng ta đã làm lợi cho một nhóm người.
Hơn nữa đến chốn linh thiêng là xuất phát từ cái tâm, tiền bỏ vào đâu cũng sẽ được Phật chứng, cứ rải tiền ở khắp nơi vừa mất công nhà chùa phải đi thu gom vừa gây phản cảm, như thế có lẽ còn mắc thêm tội”.
“Tôi được biết việc đổi tiền thu phí là vi phạm luật, nếu chúng ta đi chùa mà đổi tiền dịch vụ là chúng ta đã tiếp tay cho vi phạm pháp luật”, bác Lan nói thêm.
Khi được thông tin về số tiền 1.500 tỷ đồng tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước từ việc không in mới tiền mệnh giá nhỏ, bác Lan hào hứng chia sẻ, con số này có thể sử dụng vào rất nhiều việc mà xã hội đang rất cần, như xây trường học, bệnh viện ở các vùng nghèo khó, hoặc có thể giúp hàng nghìn em học sinh nghèo được đến trường, người nghèo khó có cơm ăn áo mặc.
Người đi chùa với tấm lòng từ bi, hướng thiện thì việc tiết kiệm cho đất nước, làm việc tốt cho xã hội là việc cần làm. Một việc làm ý nghĩa như thế tại sao những người hướng thiện không nghĩ tới?
“Theo tôi, các nhà báo cần tuyên truyền thật nhiều để mọi người cùng hiểu rằng sử dụng tiền lẻ đi lễ chùa như hiện nay là một thói quen xấu, nên thay đổi”, bác Lan nói.
Những chia sẻ của người phụ nữ trung niên ấy khiến người viết bài này thấy rõ hơn trách nhiệm của một công dân trong xã hội đối với một thói quen không tốt. Muốn loại bỏ thói quen sử dụng tiền lẻ khi đi lễ thì trước tiên cần phải thay đổi nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen này là một công việc bền bỉ, lâu dài.
“Chỉ khi nào người dân hiểu được rằng, tiền lẻ cũng là một giá trị, cách sử dụng nó cần có văn hóa, đồng thời đến với thần thánh cần tấm lòng thành kính, thì khi đó những ứng xử phi văn hóa mới giảm bớt”, một người dân đã từng chia sẻ như thế./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không phát hành tiền mệnh giá nhỏ
12:05' - 12/01/2016
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục không phát hành tiền mới có mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng, đây là năm thứ 4 thực hiện chủ trương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước thay đổi cách điều hành tỷ giá
20:37' - 31/12/2015
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ công bố tỷ giá nhưng khác ở chỗ tỷ giá có thể được điều chỉnh lên/xuống hàng ngày.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết
09:11' - 21/09/2015
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp khi cần thiết nhằm đảm bảo cân đối cung cầu ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/2: Đồng USD và NDT cùng tăng giá
08:45'
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.300 - 25.660 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 80 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 17/2.
-
Ngân hàng
Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa giao dịch với diện mạo mới
16:10' - 17/02/2025
Ngày 17/2, Vikki Digital Bank chính thức mở cửa toàn bộ hệ thống điểm giao dịch trên cả nước với diện mạo mới, mang đến không gian giao dịch hiện đại và tiện nghi.
-
Ngân hàng
BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng
15:04' - 17/02/2025
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.
-
Ngân hàng
EzyRemit và Sacombank-SBR thúc đẩy dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế
10:01' - 17/02/2025
EzyRemit và Sacombank đã thảo luận về việc mở rộng dịch vụ của EzyRemit không chỉ tại Australia và Việt Nam, mà còn vươn tới các thị trường tiềm năng như New Zealand, Nhật Bản, Canada, Mỹ và châu Âu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/2: Biến động trái chiều giữa giá USD và NDT
08:49' - 17/02/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.220 - 25.580 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 50 đồng đối với cả giá mua và bán so với sáng 14/2.
-
Ngân hàng
EIB và Santander hợp tác huy động hàng tỷ euro đầu tư ngành năng lượng gió châu Âu
10:25' - 16/02/2025
Cái "bắt tay" chiến lược này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và củng cố vị thế của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
Ngân hàng
Nhận định xu hướng dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng
09:52' - 15/02/2025
Dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đang phản ánh phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga giữ nguyên lãi suất chủ chốt
09:02' - 15/02/2025
Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
16:05' - 14/02/2025
Khách hàng chuyển khoản vay từ các TCTD khác về Agribank với thủ tục thuận tiện, nhanh chóng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.