Tp.Hồ Chí Minh phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo kênh phân phối hiện đại đạt 60%
Định hướng giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6,82% đến 9,06%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 6,77% đến 9,34%/năm.
Đồng thời, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại đến năm 2030 đạt tối thiểu 60%. Đây là mục tiêu của Tp.Hồ Chí Minh trong “Quy hoạch phát triển ngành thương mại Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được UBND Tp.Hồ Chí Minh ban hành.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, đóng góp của ngành dịch vụ đạt tối thiểu 58% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn). Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 8,55% đến 11,53%/năm và tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 7,78% đến 10,88%/năm. Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đến năm 2020 đạt tối thiểu 40%. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 10,89% đến 14,02%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 11,6% đến 12,52%/năm. Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại đến năm 2025 đạt tối thiểu 50%. Để đạt các mục tiêu trên, Tp.Hồ Chí Minh cũng đề ra các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch như đối với mạng lưới chợ, xây dựng, hoàn thiện các công trình phụ trợ như bãi xe, nhà vệ sinh, kho hàng… Đồng thời, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất hạ tầng chợ đã xuống cấp, phát huy hết công suất hoạt động của các chợ hiện hữu; tiếp tục cải tiến chất lượng dịch vụ mua bán ở chợ theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, nguồn gốc xuất xứ, giá cả rõ ràng để nâng cao sức cạnh tranh với các loại hình phân phối khác. Rà soát, xây dựng phương án chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ chợ đối với những chợ hoạt động không hiệu quả. Đối với siêu thị và trung tâm thương mại, thiết lập môi trường pháp lý thuận lợi giúp các doanh nghiệp bán lẻ cạnh tranh lành mạnh, có điều kiện phát triển nhanh chóng để đến năm 2025 - 2030 hình thành được tối thiểu 5 tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn từ nay đến năm 2020 trên cơ sở cân đối hài hòa nhu cầu phát triển và tính khả thi của dự án cụ thể. Đối với cửa hàng bán lẻ, thành phố khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại, kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tiện lợi) hoặc chuyên doanh lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân tại các khu vực vùng ven, ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, các chung cư xây mới để thay thế, đẩy lùi các điểm kinh doanh tự phát. Khuyến khích các hộ kinh doanh bán lẻ hoạt động chưa hiệu quả chuyển đổi sang các mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại. Theo ngành công thương Tp.Hồ Chí Minh, hiện mạng lưới phân phối trên địa bàn thành phố có 239 chợ; trong đó có 3 chợ đầu mối, 14 chợ hạng I, 54 chợ hạng II, còn lại là chợ hạng III và chợ tạm. Riêng hệ thống siêu thị, thành phố có 207 siêu thị, có 43 trung tâm thương mại. Ngoài ra, hiện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini phủ khắp khu vực nội – ngoại thành.Tổng diện tích của các cửa hàng này đạt 272.000 m2 sàn toàn thành phố. Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, thị trường bán lẻ thành phố đã phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh thương mại hiện đại ngày càng trở nên phổ biến, tạo nhiều điểm mua sắm đa dạng cho người dân thành phố./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng phân phối nước ngoài
18:57' - 08/05/2018
Doanh nghiệp Việt Nam khi đưa hàng vào kênh phân phối nước ngoài nếu chỉ chú ý vào giá rẻ hoặc nhân công rẻ sẽ không mang lại lợi ích thiết thực cho sản phẩm.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra, giám sát các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu
11:35' - 03/01/2018
Bộ Công Thương vừa có Công văn yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thương nhân đầu mối về thực hiện Lộ trình xăng sinh học E5 RON92.
-
Chuyển động DN
Năm 2018, VinEco sẽ phát triển hệ thống phân phối gấp 3 lần
08:39' - 01/01/2018
Hiện các sản phẩm rau củ quả của VinEco đang được phân phối tại 80 siêu thị VinMart và hơn 800 cửa hàng VinMart+.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.