Tràn lan nạn sản xuất phân bón theo công nghệ cuốc xẻng
Bên cạnh đó, việc buôn bán phân bón đang diễn ra tràn lan, khó quản lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến cho dự thảo nghị định về quản lý phân bón này được xây dựng nhằm thay thế Nghị định 202/NĐ – CP ngày 27/11/2013.
Trong dự thảo Nghị định mới quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón trên địa bàn quản lý.
Về phân cấp quản lý phân bón, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, dự thảo Nghị định mới được làm rõ ràng hơn, phân cấp quản lý cụ thể từng cấp từ trung ương, đến địa phương, huyện xã sẽ quản lý vấn đề cụ thể ở địa phương, đồng thời chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: “Nghị định mới được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để các vấn đề nhức nhối trong sản xuất kinh doanh phân bón, nghị định này sẽ tập trung làm cụ thể chi tiết các vấn đề phân công phân cấp trong quản lý phân bón, khảo nghiệm, sản xuất đóng gói phân bón, điều kiện kinh doanh, quy định đặt tên và nhãn mác phân bón.Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Toàn ngành phân bón hiện nay cả vô cơ và hữu cơ có những quy định trong Dự thảo lần này được siết chặt thêm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các doanh nghiệp (DN) làm ăn không chân chính cũng như sản phẩm kém chất lượng lưu hành ra thị trường”.Trước tình trạng tràn lan sản xuất phân bón theo công nghệ “cuốc xẻng”, ông Nguyễn Hồng Phong – TGĐ Công ty sản xuất phân bón Tiến Nông (Thanh Hóa) cho rằng: “Không thể chấp nhận các sản phẩm sản xuất từ công nghệ “cuốc xẻng” làm giả nhái các sản phẩm có thương hiệu uy tín. Vì vậy, trong quy định điều kiện sản xuất phân bón tôi đề nghị thêm nội dung phải có vốn điều lệ 10 tỷ đồng mới cho DN đăng kí sản xuất phân bón”.Dự thảo Nghị định mới quy định các đơn vị sản xuất phân bón phải có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy thiết bị sản xuất phân bón. Dây chuyền, máy thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ, có phòng phân tích thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia.Ông Nguyễn Hạc Thúy cho rằng: “Việc quy định các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón phải có phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia là điều rất cần thiết và đáng ra phải làm từ lâu, các phòng phân tích phục vụ lợi ích trước tiên là của doanh nghiệp để đảm bảo sản phẩm của mình đúng chất lượng. Khi sản phẩm đúng chất lượng thì người nông dân cũng yên tâm sử dụng”.Về điều kiện sản xuất phân bón, theo đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng, cần có điều kiện buộc DN phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng nhà máy, vấn đề bảo vệ môi trường cần được coi trọng để không ảnh hưởng đến dân sinh trong khu vực. Dự thảo nghị định này gồm 9 chương, 55 điều và dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.- Từ khóa :
- phân bón giả
- phân bón kém chất lượng
- phân bón
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón
20:29' - 17/04/2017
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa có văn bản xác nhận Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định pháp luật tự vệ của Việt Nam đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu.
-
Chuyển động DN
PSW sẽ tiêu thụ 290 nghìn tấn phân bón trong năm 2017
12:27' - 17/04/2017
Công ty Cổ phần Phân bón và Hoá chất Dầu khí Tây Nam Bộ (PSW) đặt mục tiêu giữ vững thị phần tại Tây Nam Bộ và tiêu thụ 290 nghìn tấn phân bón trong năm 2017.
-
Hàng hoá
Đưa thị trường phân bón về “quỹ đạo”
08:47' - 19/03/2017
Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy cho biết, trong khi nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế quan trọng thì phân bón Việt Nam lại phát triển tự phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09' - 03/07/2025
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26' - 03/07/2025
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17' - 03/07/2025
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm