Truy xuất nguồn gốc thịt lợn: Người tiêu dùng và đơn vị kinh doanh nói gì?
Tại cuộc họp báo công bố thông tin về kiểm tra, giám sát việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31/7, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết:
Tp. Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất thực hiện "Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn", nhưng thành phố không chủ động được nguồn cung mặt hàng này, bởi 85% phụ thuộc nguồn cung các tỉnh, thành.
Ngoài ra, các tỉnh, thành tham gia Đề án, với sự khuyến khích và hỗ trợ của thành phố, chứ chưa có cơ chế quy định bắt buộc và phân công cụ thể.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hoà, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực tế kiểm tra, giám sát việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn tối ngày 30 và rạng sáng 31/7 chưa đạt kết quả như kỳ vọng.
Cụ thể, lượng lợn nhập vào hai chợ Bình Điền, Hóc Môn và các cơ sở giết mổ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là 8.400 con lợn, nhưng số lượng lợn có thể nhận diện và truy xuất nguồn gốc chỉ có 1.205 con, chiếm 13%.
Lý giải thêm, ông Nguyễn Ngọc Hoà, cho hay: Đề án gồm 4 chủ thể từ trang trại chăn nuôi, giết mổ, đơn vị phân phối sỉ và mạng lưới bán lẻ.
Nếu các chủ thể này không cung cấp thông tin thì đầu cuối sẽ không có thông tin, đặc biệt đây là hệ thống thông tin kết nối, nên ở khâu nào đó không cung cấp thì người tiêu dùng cũng không thể kiểm tra sản phẩm.
Do đó, có thể hiểu nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn là hệ thống thông tin chuỗi nên một "mắc xích" bị hỏng thì sản phẩm thịt lợn ra thị trường không thể nhận diện các truy xuất nguồn gốc được.
Đề án nhận diện truy xuất nguồn gốc thịt lợn thuộc dự án Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.
Hiện nay, tại các kênh bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi... trên địa bàn thành phố 100% thịt lợn đã được nhận diện và truy xuất nguồn gốc.
Do đó, nếu Đề án được triển khai thành công ở chợ đầu mối và cơ sở giết mổ, Tp. Hồ Chí Minh sẽ kiểm soát được 95% nguồn cung thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn.
Đánh giá về "Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn", các chuyên gia cho rằng: Đề án này, có tác động rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, bởi việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn là một giải pháp tiên phong trong việc xây dựng và hình thành chuỗi cung ứng mặt hàng thịt lợn từ "trang trại đến bàn ăn".Đây là điều rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đặc biệt là diễn biến của ngành chăn nuôi lợn trong thời gian vừa qua rất nhiều tín hiệu bất ổn.
Về phía người tiêu dùng, chị Nguyễn Thị Bích Thuận, cư ngụ tại quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, cho biết: Không chỉ bản thân chị, mà cả gia đình và bạn bè đều rất kỳ vọng vào "Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn", vì người tiêu dùng luôn mong muốn được mua những sản phẩm đúng với giá trị, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.Từ khi Tp. Hồ Chí Minh triển khai Đề án này, người dân đã được mua sản phẩm thị lợn nhận diện và truy xuất nguồn gốc tại các kênh bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi...
Còn một số người dân khác trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, cho hay: Việc triển khai "Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn" từ các kênh phân phối hiện đại ra đến các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và cơ sở giết mổ thịt lợn, có thể kỳ vọng sản lượng thịt lợn bán buôn trên thị trường Tp. Hồ Chí Minh được nhận diện và truy xuất nguồn gốc ngày càng tăng.Đồng thời, từng bước "đẩy lùi" những sản phẩm thịt lợn kém chất lượng, không đảm đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường trong thời gian tới.
Thực hiện "Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn", kể từ ngày 31/7, ngành chức năng Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm tra, giám sát 100% thịt lợn vào hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn nhất Tp. Hồ Chí Minh là chợ Bình Điền, Hóc Môn và một số cơ sở giết mổ. Cụ thể, trong các đêm và rạng sáng ngày 29, 30 và 31/7, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các sở ngành liên quan và Ban Quản lý chợ Bình Điền, Hóc Môn kiểm tra, giám sát nguồn cung thịt lợn vào thành phố qua hai chợ này.Theo đó, tình hình chung được ghi nhận là các thương nhân kinh doanh ngành hàng thịt lợn tại các chợ vẫn chưa tự giác mà còn tâm lý "ì ạch".
Qua kiểm tra, giám sát tại chợ Hóc Môn có vài đơn vị thực hiện đeo vòng nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, còn chợ Bình Điền thì 100% đơn vị không thực hiện.Riêng tại cơ sở giết mổ An Hạ cũng phát hiện có lợn chưa đeo vòng nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn đang được giết mổ...
Bên cạnh đó, trong ngày đầu tiên thực hiện "Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn" 100% tại các địa điểm trên, ngành chức năng gồm: Sở Công thương, Ban Vệ sinh an toàn thực phẩm, Quản lý thị trường… đã phát hiện nhiều vụ vi phạm quy định như số lượng xe đăng ký hàng hóa có nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn "chênh lệch" với thực tế, nên dẫn đến lực lượng chức không nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn được; phương tiện chuyên chở và vận chuyển không được niêm phong. Hay thịt lợn có gắn vòng nhận diện và truy xuất nguồn gốc, nhưng không có thông tin...Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc thực phẩm
14:51' - 01/07/2017
Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc các mặt hàng nông sản, thực phẩm, nhất là thịt lợn, thịt gia cầm và trứng
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản
10:14' - 13/06/2017
Thông qua việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhập vào thành phố tiêu thụ, ngành chức năng Đà Nẵng đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm...
-
Kinh tế Việt Nam
Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa "mặn mà" với Đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn
16:53' - 05/05/2017
Đa số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đăng ký tham gia hoặc đăng ký nhưng chưa cung cấp lợn, do chưa có thói quen sử dụng, tiếp cận thiết bị công nghệ thông tin hiện đại.
-
Hàng hoá
Tp. Hồ Chí Minh triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng
16:15' - 09/02/2017
Nội dung mới của đề án là có cung cấp các công cụ hỗ trợ để điện tử hóa chu trình VietGAP, giúp các trang trại làm ăn chân chính phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.