Vắc xin “xách tay”: Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tự tiêm
Ngày 21/12, Cục Y tế dự phòng,Bộ Y tế cho biết: "Cơn sốt” lùng kiếm và chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ tại một số thành phố lớn trên cả nước đang khiến nhiều trẻ em rơi vào “vùng trắng” nguy hiểm do không được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Điều này đe dọa tính mạng của các bé và gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Hiện nay vẫn còn bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh ở các thành phố lớn không tin cậy vào vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, muốn tìm đến các điểm tiêm chủng dịch vụ hoặc bay ra nước ngoài để đăng ký tiêm cho trẻ với chi phí rất cao.
Lợi dụng tâm lý đó, thị trường xuất hiện dịch vụ đăng ký tiêm chủng dịch vụ và tiêm vắc xin “xách tay” gây xôn xao dư luận. Những phụ huynh trên chưa hiểu rõ rằng vắc xin nào cũng có tỷ lệ phản ứng nặng nhất định vì tiêm vắc xin là quá trình đưa kháng nguyên lạ vào cơ thể. Vì thế không có loại vắc xin nào đạt đến độ an toàn 100%.
PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: Bộ Y tế tuyệt đối cấm việc buôn bán vắc xin ngoài thị trường và khuyến cáo người dân không nên tự mua, tự tiêm vắc xin “xách tay” vì vắc xin này chưa được kiểm định chất lượng, không được bảo quản đúng quy trình, đúng nhiệt độ nên rất dễ gây ra phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.
Những vắc xin “xách tay” không chắc chắn được kiểm định về chất lượng hay không, người tiêm cũng có thể không có kỹ thuật, không đủ các phương tiện cấp cứu nếu xảy ra phản ứng.
Theo dự kiến, năm 2016, việc nhập các vắc xin dịch vụ của Pháp, Bỉ về nước ta vẫn sẽ gặp khó khăn. Nguyên nhân là do các nước sản xuất vắc xin chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng lớn, từ cách đây 2-3 năm, do đó không dư ra để bán theo nhu cầu đột biến của Việt Nam.
PGS.TS.Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Cơ hội vàng” để tiêm vắc xin đạt tỷ lệ miễn dịch cao nhất là khi trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. Giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần. Đây là khoảng thời gian trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và khi mắc thì nguy cơ biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng rất lớn.
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là “thời gian vàng” để vắc xin phát huy miễn dịch cao nhất, lên đến 80-90%. Nếu trẻ không tiêm đủ mũi, khả năng miễn dịch càng giảm, thậm chí về không.
Nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Quyền lựa chọn loại vắc xin nào tiêm cho trẻ thuộc về các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, các gia đình phải hiểu rõ về nguồn gốc và chất lượng của lô vắc xin, cũng như kỹ thuật của người chịu trách nhiệm tiêm cho bé. Phụ huynh cần nắm rõ lịch tiêm của bé, bảo đảm tuân theo lịch tiêm chủng đã được Bộ Y tế quy định.
Nếu liều vắc xin 5 trong 1 nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần phải tiêm sớm ngay, không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Nếu trẻ nào đã tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 nhưng sau đó không có vắc xin dịch vụ thì có thể chuyển sang tiêm vắc xin Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng mà không lo ngại khả năng miễn dịch giảm.
Phụ huynh có nhu cầu tiêm cho con tốt nhất nên đến các trung tâm y tế, cơ sở tiêm chủng Bộ Y tế quy định để được tư vấn đầy đủ; tuyệt đối không được bỏ tiêm chủng, khiến trẻ nguy hiểm tính mạng và có thể gây dịch trong cộng đồng. Nhờ tiêm chủng, mỗi năm tại nước ta có khoảng 1,2 - 1,3 triệu trẻ em được tiêm chủng miễn phí, phòng 11 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, kể từ khi có chương trình tiêm chủng mở rộng, ước có khoảng 43.000 trẻ em đã được cứu sống nhờ vắc xin. Nhiều loại bệnh nguy hiểm khác cũng đã được loại trừ, giảm hẳn như bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, viêm gan…
Công tác tiêm chủng trong những năm qua đạt được thành tựu đáng kể nhờ sự nỗ lực hết mình của ngành y tế, đặc biệt là sự tận tâm của các cán bộ phụ trách tiêm chủng tại từng địa phương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đắk Nông: Bé trai tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 là do sốc phản vệ
12:04' - 15/12/2015
Nguyên nhân cháu bé Nguyễn Đức Hiếu (3 tháng tuổi) tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem) tại Trạm Y tế xã Nam Xuân, huyện Krông Nô là do sốc phản vệ.
-
Kinh tế & Xã hội
Khan hiếm một số vắc xin thiết yếu ở Tây Ninh
21:21' - 28/11/2015
Tỉnh Tây Ninh đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm một số vắc xin thiết yếu như Infanrix, thủy đậu... do công tác đấu thầu diễn ra không thuận lợi.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Nam: Cứu sống một cháu bé bị sốc phản vệ nặng sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1
21:21' - 26/11/2015
Khoa Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã cứu sống thành công một cháu bé 3 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1, dẫn đến ngưng tim.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm "đại sứ" đưa nông sản Việt lên tầm tinh hoa ẩm thực
15:49'
Cuộc thi Master Chef of Foodex 2025 đã tìm ra những “đại sứ” đưa nông sản Việt lên tầm tinh hoa ẩm thực, đại diện Việt Nam tham gia Culinary Olympics 2025 tổ chức tại taly vào tháng 11/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất ngày đầu hoạt động
15:22'
Ngày 19/4, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có mặt tại Nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất để ghi lại những hình ảnh trong ngày đầu tiên chính thức đi vào hoạt động của nhà ga.
-
Kinh tế & Xã hội
Đầu tư gần 300 tỷ xây dựng nhà khách Quy Nhơn
13:47'
Đây là dự án nhằm thay thế khách sạn Bình Dương, 1 trong 3 khách sạn đang được UBND tỉnh Bình Định quy hoạch phá dỡ theo lộ trình.
-
Kinh tế & Xã hội
Cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4, 1/5
12:30'
Trên các tuyến giao thông đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung kiểm soát các hành vi vi phạm về hoạt động vận tải đường bộ...
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến tên gọi và phương án sắp xếp 12 quận của Hà Nội
11:53'
TP Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Giang khánh thành 3 công trình, dự án trọng điểm
11:16'
Sáng 19/4, Bắc Giang tổ chức khánh thành 3 công trình trọng điểm gồm: Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh; tòa nhà Liên cơ quan mới và công trình đường nối Quốc lộ 37 - Quốc lộ 17 - Võ Nhai..
-
Kinh tế & Xã hội
Báo điện tử Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trở thành chuyên trang của Báo điện tử Tin tức
11:01'
Báo điện tử Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã kết thúc sứ mệnh với tư cách một tờ báo điện tử nhưng sẽ tiếp tục đồng hành với độc giả trong mảng thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
-
Kinh tế & Xã hội
Quê hương Đồng khởi vươn mình bứt phá
10:10'
Bến Tre là quê hương Đồng Khởi – nơi lưu dấu, khắc sâu những chiến công oanh liệt, những tấm gương Anh hùng, địa danh lịch sử đã trở thành biểu tượng lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường.
-
Kinh tế & Xã hội
Màu xanh từ vùng "rốn hạn" Bình Thuận
09:54'
Vượt qua giai đoạn đầy cam go, thử thách, giờ đây Bình Thuận đã chuyển mình từ những công trình thủy lợi mang về màu xanh ngút ngàn với những mầm sống mới.