Việt Nam, Algeria đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Bir Seba
Sự kiện này mang ý nghĩa chính trị, kinh tế quan trọng trong bối cảnh vô vàn khó khăn đối với công nghiệp dầu khí thế giới khi giá dầu giảm sâu như hiện nay.
Dự án thăm dò khai thác dầu khí tại mỏ Bir Seba do PVEP liên doanh cùng các đối tác là Công ty Quốc gia Algeria (SONATRACH), Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) với quyền lợi tham gia lần lượt là 40%, 25% và 35%.
Đây là dự án thành công đầu tiên của PVEP cũng như của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại nước ngoài từ khâu đầu tiên là tham gia đấu thầu quốc tế tới khâu thăm dò do đội ngũ nhân sự PVEP trực tiếp điều hành trong Giai đoạn thăm dò thẩm lượng, từ năm 2003 đến 2008.
Liên doanh Bir Seba được thành lập vào năm 2009, với tổng vốn đầu tư 1,26 tỷ USD. Hiện dự án được điều hành bởi Công ty Điều hành Chung Groupment Bir Seba (GBRS) do các bên trong liên doanh thành lập theo quy định của Hợp đồng phân chia sản phẩm đối với giai đoạn phát triển khai thác.
Ông Hoàng Ngọc Đông, Giám đốc Công ty PVEP-Algeria cho biết liên doanh Bir Seba đang trong quá trình phát triển và khai thác giai đoạn I tại mỏ Bir Seba. Tính đến nay, liên doanh đã khoan 16 giếng, trong đó có 4 giếng được khoan trong giai đoạn thăm dò và thẩm lượng, còn 12 giếng được khoan trong giai đoạn phát triển mỏ.
Hiện tại dự án đang khai thác với sản lượng trung bình khoảng 20.000 thùng dầu/ngày theo đúng thiết kế. Sản lượng khai thác của dự án đã đạt mốc khai thác một triệu thùng dầu thương mại vào ngày 4/11/2015.
Bám sát kế hoạch tổng thể đã đặt ra, trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện giai đoạn I, ổn định khai thác, tiếp tục triển khai giai đoạn II, phấn đấu nâng sản lượng khai thác toàn lô lên 40.000 thùng/ngày vào đầu năm 2020.
Ngành dầu khí Việt Nam đã vươn ra nhiều nước trên thế giới như Venezuela, Nga..., trong đó Algeria là khu vực có nhiều tiềm năng dầu khí.
Quốc gia Bắc Phi này là một trong ba nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu châu Phi, với trữ lượng ước tính khoảng 5,7 tỷ tấn (38 tỷ thùng), sản lượng gần 180.000 tấn/ngày (tương đương 1,2 triệu thùng/ngày), xếp thứ 12 về sản lượng sản xuất và đứng thứ 9 về sản lượng xuất khẩu.
Về khí đốt, Algeria có trữ lượng khoảng 4.500 tỷ m3 với sản lượng 60 tỷ m3/năm và là nước sản xuất khí tự nhiên hàng đầu châu Phi, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai vào châu Âu và đứng thứ 4 thế giới.
Tỉnh Hassi Messaoud ở sa mạc Sahara, nơi có mỏ Bir Seba, nằm cách thủ đô Alger hơn 600 km về phía Nam, được xem là thủ phủ dầu mỏ của Algeria vì tại đây tập trung tất cả các loại dịch vụ dầu khí, cũng như rất nhiều các công ty dầu mỏ lớn của thế giới và của nước chủ nhà.
Có hai doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đặt trụ sở tại đây là PVEP và Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự trữ ngoại hối Algeria "bốc hơi" hơn 30 tỷ USD từ khi giá dầu sụt giảm
10:30' - 02/11/2015
Algeria cần thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng để chuyển đổi một nền kinh tế đang phụ thuộc vào dầu mỏ sang một nền kinh tế dựa trên sức sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác kinh tế với Algeria
16:02' - 15/10/2015
Đại sứ Việt Nam tại Algeria Vũ Thế Hiệp khẳng định Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế với Algeria - một đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực Bắc Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án khai thác mỏ Việt Nam - Algeria có dòng dầu đầu tiên
13:51' - 19/08/2015
Ngày 18/8, ông Ngô Hữu Hải, Phó Tổng giám đốc thường trực Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP), thông báo rằng Dự án phát triển khai thác mỏ Bir Seba - một liên doanh của PVEP với các đối tác tại Algeria - đã có dòng dầu khai thác đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Algeria trước nguy cơ khủng hoảng ngân sách
16:53' - 17/08/2015
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, giá dầu quốc tế bị sụt giảm đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Algeria.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.