Việt Nam - Câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo (Bài 2)
Bài 2: Bài học thành công đến từ sự đồng thuận của người dân
Việt Nam đã trải qua 30 năm Đổi Mới với những cải cách sâu sắc và toàn diện. Quá trình Đổi Mới đã đem lại những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Để có cái nhìn khách quan hơn về thành tựu 30 năm Đổi Mới, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
PV: Bà đánh giá như thế nào về 30 năm Đổi mới của Việt Nam? Bà Victoria Kwa Kwa: Sau 30 năm cải cách, Việt Nam là một nền kinh tế năng động với mức thu nhập trung bình thấp. Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao và có các chính sách xã hội tốt đã mang lại những cải thiện đáng kể về an sinh xã hội. Với việc áp dụng chuẩn đói nghèo mới, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ mức hơn 50% trong những năm đầu 90 xuống còn mức một con số như hiện nay. Mức đói nghèo cùng cực được tính ở mức 1,25 USD/ngày đã gần như không còn ở Việt Nam.Không những mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ người dân được tiếp cận với giáo dục của Việt Nam còn cao hơn so với hầu hết các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản cũng đã được cải thiện. Hiện nay, 96% dân số Việt Nam được tiếp cận với điện, tăng hơn so với mức gần 50% trong năm 1993. Trong khi đó, tỷ lệ tiếp cận nước sạch và an toàn vệ sinh đã tăng đáng kể từ mức dưới 78% hộ dân năm 1993 lên trên 98% hiện nay. Sự phát triển toàn diện của Việt Nam đã được công nhận rộng rãi như một mô hình cho các nước đang phát triển khác. Kết quả của 30 năm Đổi mới tạo ra một nền tảng vững chắc để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với tư cách là quốc gia có mức thu nhập trung bình.Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong công tác an sinh xã hội. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
PV: Những thách thức nào đối với sư phát triển kinh tế? Bà Victoria Kwa Kwa: Để đạt được mức tăng trưởng nhanh và bền vững gắn với quá trình hiện đại hóa và củng cố hệ thống an sinh xã hội là sự cần thiết đối với tương lai phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.Để tăng trưởng nhanh, bền vững Việt Nam cần cải cách để đảm bảo các nguồn lực của đất nước được huy động tối đa. Việt Nam cần đẩy mạnh các chính sách thúc đẩy khả năng cạnh tranh như đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống tài chính và ngân hàng.
Cùng với đó, Việt Nam cần đầu tư phát triển hơn nữa về hạ tầng; đào tạo các kỹ năng cho người lao động; phát triển và đổi mới khoa học công nghệ để đóng góp tốt hơn vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, lĩnh vực đã đạt nhiều thành tựu trước đây nhưng trong bối cảnh ngày nay đang xuất nhiều thách thức mới.Chính phủ Việt Nam cần quan tâm và phát triển hơn nữa đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, các vấn đề cải cách tiền lương, tăng đội tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ cũng cần được chú trọng.
PV: Những bài học nào được rút ra sau 30 năm cải cách? Bà Victoria Kwa Kwa: Chúng ta có thể rút ra một số bài học thành công từ quá trình cải cách của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam đã lựa chọn một phương pháp tiếp cận thực tế trong quá trình cải cách. Theo đó, quá trình cải cách được thực hiện theo trình tự nhất định và với tốc độ cải cách hợp lý. Đặc biệt, Việt Nam đã xây dựng được sự đồng thuận rộng rãi của các cấp trong quá trình cải cách. Thứ hai, Việt Nam đã biết cách sử dụng những thế mạnh của mình bằng việc tập trung mũi nhọn vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nông nghiệp hơn là tham gia vào hệ thống công nghệ điều khiển bậc cao. Thứ ba, việc sớm xây dựng được nguồn nhân lực dồi dào cũng là một điểm nhấn hiệu quả của Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng được lực lượng lao động trẻ có tiềm năng và có trình độ học vấn tương đối cao.Qua quá trình Đổi Mới, nguồn tài nguyên con người cũng đã được mở rộng, qua đó thúc đẩy sự đổi mới kinh tế theo hướng thị trường.
Cả bốn điểm nhấn quan trọng này đã giúp Việt Nam thành công trong tiến trình đổi mới 30 năm qua và sẽ còn đóng vai trò to lớn cho tiến trình cải cách tiếp theo.Kinh tế Việt Nam có bước tiến triển vượt bậc sau 30 năm Đổi Mới. Ảnh: TTXVN
PV: Một số gợi ý của bà đối với sự phát triển trong dài hạn của Việt Nam? Bà Victoria Kwa Kwa: Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là trở thành một nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong dài hạn, Việt Nam cần tập trung vào đổi mới một số lĩnh vực trọng tâm như: phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển đô thị, đẩy mạnh cải cách và nâng cao giáo dục. Một số nhân tố thị trường, đặc biệt là các nhân tố đảm bảo sự cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, hiện chưa thực sự phát triển. Nó làm cho quá trình phân bổ nguồn lực không hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu.Điều này làm cản trở khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Việt Nam cần sớm xác định những khoảng trống này, từ đó thúc đẩy khả năng phát triển các doanh nghiệp phụ trợ, tạo sự kết nối với các khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).
Nếu Việt Nam xây dựng được sự liên kết giữa hai thành phần kinh tế này, sẽ góp phần gia tăng lợi ích của các bên tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam cũng cần phải tăng cường các chương trình nghị sự liên quan tới giáo dục và đổi mới, để đảm bảo sự duy trì tăng trường cao trong tương lai. Đây chính là nhân tố giúp Việt Nam gia tăng nguồn lực sản xuất.Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động, cải cách để sử dựng hiệu quả nguồn tài nguyên con người. Nói chung, Việt Nam cần xây dựng một xã hội cởi mở hơn với các ý tưởng mới, công nghệ cải tiến và khả năng đối phó với các tình huống rủi ro tốt.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh tiến trình đô thị hóa như là một động lực khác của tiến trình phát triển. Những thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội đã phát triển rất mạnh mẽ trong hai thập kỷ vừa qua, nhưng quy mô và phạm vi đô thị hóa toàn nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được chú trọng nhiều./.Quốc Huy (thực hiện)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp sau 30 năm Đổi mới
12:01' - 03/09/2015
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ về những thành tựu trong công cuộc đổi mới của ngành nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm Đổi Mới.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam - Câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo (Bài 1)
11:16' - 03/09/2015
Theo Giám đốc ADB tại Việt Nam, thành tựu mà Việt Nam đạt được qua gần ba thập kỷ thật đáng khâm phục. Việt Nam đã trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Na Uy đình chỉ khai khoáng biển sâu
14:00'
Na Uy đã đình chỉ các kế hoạch cấp giấy phép khai thác khoáng sản dưới biển sâu vào năm tới, do vấp phải sự phản đối của các nhóm môi trường và tổ chức quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố các lựa chọn nhân sự về chính trị-an ninh
08:14'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong các ngày 30/11 và 1/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố lựa chọn nhân sự cho các vị trí phụ trách chính trị, an ninh trong chính quyền mới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22' - 01/12/2024
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.