Việt Nam - Câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo (Bài 1)
Việt Nam đã trải qua 30 năm Đổi Mới với những cải cách sâu sắc và toàn diện. Quá trình Đổi Mới đã đem lại những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Để có cái nhìn khách quan hơn về thành tựu 30 năm Đổi Mới, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Bài 1: Việt Nam - Câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Ảnh: Quốc Huy/TTXVN
PV: Ông có thể đánh giá khái quát về quá trình Đổi Mới của Việt Nam?
Ông Eric Sidgwick: Những thành tựu mà Việt Nam đạt được qua gần ba thập kỷ thật đáng khâm phục. Việt Nam đã trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo trên thế giới. Chúng tôi rất vui mừng trước những tiến bộ to lớn mà Việt Nam đã đạt được, đặc biệt trong việc đảm bảo tăng trưởng nhanh về kinh tế luôn đi kèm hỗ trợ cho giảm nghèo.Trong 30 năm Đổi Mới, thu nhập GDP trên đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 6 lần, trong khi tỷ lệ nghèo đã giảm xuống từ trên 58% vào năm 1993 xuống chỉ còn khoảng 3% như hiện nay. Chỉ qua mấy thập kỷ, từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Những cải thiện đầy ấn tượng trong nền kinh tế đã đóng góp cho những tiến bộ không ngừng trong phát triển xã hội, và tạo điều kiện để Việt Nam đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ về xóa đói và giảm nghèo cùng cực sớm hơn nhiều so với thời hạn đặt ra cho toàn cầu.Sự chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội này là kết quả của sự thay đổi chính sách từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, và những tiến bộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực.
PV: Ông ấn tượng với những cải cách chính sách nào trong những thập kỷ qua? Ông Eric Sidgwick: Nói về Đổi Mới, không thể không nhắc đến những cải cách chính sách mà Việt Nam đã thực hiện. Chỉ trong hơn một phần tư thế kỷ, những cải cách này đã giúp Việt Nam thay đổi hoàn toàn và đưa nền kinh tế tiến nhanh theo hướng kinh tế thị trường.Việt Nam đã tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế và thể chế để cải thiện năng lực sản xuất yếu kém, tạo ra tăng trưởng, và nâng cao mức sống của người dân.
Nếu chúng ta nhìn lại những thành quả về kinh tế từ Đổi Mới 1986, tôi tin rằng mọi người đều nhất trí rằng, việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khu vực tư nhân là một động lực quan trọng cho tăng trưởng; trong đó, việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cải cách sâu rộng khu vực tài chính ngân hàng, và cải thiện năng lực cạnh tranh luôn là trọng tâm của chiến lược tổng thể.
Người dân nông thôn đã thoát nghèo nhờ các chính sách của Chính phủ. Ảnh: Xuân Dự/TTXVN
PV: Ông có thể nói cụ thể hơn về những thành tựu mà những cải cách trên mang lại? Ông Eric Sidgwick: Trước hết, Chính phủ đã có những nỗ lực kích thích các hoạt động kinh tế và khuyến khích doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Chính phủ đã hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV với việc kết hợp các cải cách chính sách có tính đột phá từ khi Luật Doanh nghiệp được thông qua vào năm 2000.Từ những thay đổi trong Luật Kinh doanh năm 2000, khu vực tư nhân đã thực sự được tự do và khuyến khích mạnh mẽ để phát triển. Các số liệu thống kê đã cho thấy lực lượng thị trường được giải phóng bởi đổi mới đã tạo ra tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt những thập kỷ qua.
Khu vực tư nhân trong nước đã tạo ra 59% tổng số việc làm trong năm 2011, tăng gần hai lần từ 29% trong năm 2000. Các DNNVV được đánh giá là một lực lượng chủ chốt tạo ra việc làm và thu nhập, đây cũng chính là động lực cho tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam.
Trong cải cách DNNN, việc chuyển đổi và cải cách các DNNN là cần thiết để giảm bớt sự độc quyền trong lĩnh vực sản xuất kém hiệu quả thuộc nhà nước quản lý, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, và nâng cao tăng trưởng bền vững ở Việt Nam.Chúng tôi chúc mừng những nỗ lực của Chính phủ khi đưa ra Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp chung. Cả hai luật này đều có hiệu lực vào năm 2005 cùng với việc thể hiện tầm nhìn nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Như chúng tôi đã khuyến nghị với Chính phủ, đẩy nhanh cải cách DNNN sẽ giảm thiểu những rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng thông qua cải thiện việc phân chia các nguồn lực, nâng cao quản trị doanh nghiệp và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Đối với cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường chỉ đạo và xây dựng hệ thống tài chính trong nước đủ khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư, bao gồm vốn cho các công trình hạ tầng quan trọng.Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam đã xác định tái cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu lĩnh vực tài chính là vấn đề then chốt cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Ngân hàng, lĩnh vực được ghi nhận có nhiều cải cách trong Đổi Mới. Ảnh: TTXVN
PV: Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc Đổi Mới, trong đó, có vai trò quan trọng của các nhà tài trợ trên thế giới. Ông có thể khái quát vai trò của ADB trong thời gian qua cũng như định hướng trong thời gian tới? Ông Eric Sidgwick: Chúng tôi xin được bày tỏ niềm vinh hạnh về ADB đã có cơ hội góp phần vào nỗ lực phát triển của Việt Nam. Đã hơn 20 năm qua thực hiện cam kết lâu dài của ADB và chúng tôi hi vọng luôn là một đối tác tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong 20 năm tiếp theo. Cùng với một số các đối tác phát triển khác, ADB đã khôi phục các hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam vào năm 1993. Chúng tôi rất vui mừng trước những tiến bộ to lớn mà Việt Nam đã đạt được. Hỗ trợ của ADB thời gian đầu chủ yếu hỗ trợ giải quyết những khó khăn chủ yếu, bao gồm đổi mới chính sách và xây dựng thể chế, phát triển hạ tầng, phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực và quản lý môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ những năm 2000, các chiến lược quốc gia và chương trình của ADB đối với Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc hỗ trợ giảm nghèo thông qua phát triển doanh nghiệp; tăng trưởng vì người nghèo thông qua phát triển khu vực tư nhân; tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ...Tất cả những vấn đề này cũng chính là những nội dung quan trọng trong chương trình cải cách kinh tế và phát triển xã hội trong tiến trình Đổi mới của Chính phủ.
Hiện ADB đang chuẩn bị cho Chiến lược Đối tác Quốc gia mới cho Việt Nam. Mục đích của chúng tôi là điều chỉnh Chiến lược Đối tác Quốc gia mới hoàn toàn phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội của Việt Nam giai đoạn 2016-2020.Như vậy, chúng tôi có thể đáp ứng có hiệu quả nhất nhu cầu ngày một tăng lên của Việt Nam. ADB luôn sẵn sàng tăng cường quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!Quốc Huy (Thực hiện)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam - Câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo (Bài 2)
17:09' - 07/09/2015
Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận của mọi tầng lớp dân chúng, đây là sức mạnh giúp Việt Nam có được các chiến lược hiệu quả trong việc thực thi các cải cách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).