Xây dựng khu vực thương mại tự do châu Á - TBD hướng tới nhất thể hóa kinh tế khu vực
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa bị đảo ngược và bảo hộ mậu dịch nổi lên, việc xây dựng một khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương toàn diện, chất lượng cao sẽ tiếp thêm động lực cho việc thực hiện nhất thể hóa kinh tế khu vực này.
Đây là nhận định của một số chuyên gia kinh tế được Đài Bắc Kinh trích dẫn và đăng tải ngày 9/11, đồng thời cũng là một trong những chủ đề nóng tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25, diễn ra từ ngày 10-11/11, tại Đà Nẵng.
Ý tưởng xây dựng Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương nảy sinh khi các nền kinh tế gặp khó khăn trong quá trình thực thi các điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do vì sự phức tạp của các ưu đãi và quy tắc xuất xứ.
Để "gỡ rối" vấn đề này, Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương được xây dựng trên nền tảng tích hợp nhiều hiệp định thương mại tự do mang tính biệt lập, đồng thời sẽ bao gồm các lĩnh vực nhạy cảm còn chưa được giải quyết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như nông nghiệp, quy tắc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ...
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu APEC thuộc Đại học Nam Khai, Lưu Thần Dương, việc hoàn thành Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương sẽ giải quyết căn bản vấn đề trên, đồng thời tạo dựng một khung chế độ hoàn chỉnh, hiệu quả cao cho việc nhất thể hóa kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu về châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Triệu Giang Lâm cho rằng sáng kiến này không những có thể làm dịu cục diện căng thẳng do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gây ra, mà còn có thể giúp nhiều nền kinh tế hoàn thành việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, tiếp thêm động lực mới cho phát triển trong tương lai.
Theo đồng Chủ tịch Cuộc họp Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) Don Campbell, việc các bên cùng nỗ lực thực hiện nhất thể hóa kinh tế khu vực, xây dựng Khu vực thương mại tự do châu Á-Tháí Bình Dương và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương có thể tiếp động lực ổn định cho duy trì kinh tế tăng trưởng./.
>>> APEC 2017: Việt Nam bảo đảm môi trường kinh doanh mở, minh bạch và công bằng
>>> APEC 2017: Việt Nam được đánh giá là mô hình phát triển thành công
- Từ khóa :
- apec 2017
- apec vietnam 2017
- đà nẵng
- thương mại tự do
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam bảo đảm môi trường kinh doanh mở, minh bạch và công bằng
12:15' - 10/11/2017
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Nhà ngoại giao Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam
11:39' - 10/11/2017
Nhân dịp APEC 2017, ông Kim Sang Yeol, Tổng lãnh sự danh dự Việt Nam tại Gwangju-Chonnam, Chủ tịch Đài truyền hình KBC đã nhận định tích cực về thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thủ tướng Australia cam kết thúc đẩy hiệp định TPP
10:16' - 10/11/2017
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết ông sẽ kêu gọi 20 nền kinh tế thành viên khác trong khối này ủng hộ tự do thương mại, phản đối chủ nghĩa bảo hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xác nhận đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về TPP
09:25' - 10/11/2017
Sáng 10/11, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh xác nhận các bộ trưởng 11 nước tham gia đàm phán về hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.