Xem xét việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 21/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đối với các xã vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu LongThứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị bổ sung đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Báo cáo cho thấy mặc dù đến thời điểm hiện nay, chưa có báo cáo chính thức đánh giá và so sánh chi tiết, cụ thể về suất vốn đầu tư bình quân của từng vùng miền trên cả nước, tuy nhiên các Bộ (Xây dựng, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá Thể thao và Du lịch) đều nhận định: Theo kết quả thẩm định và đánh giá kết quả đầu tư các công trình hạ tầng của các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình công cộng (đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa) bình quân/công trình tại đây cao hơn nhiều so với suất vốn đầu tư bình quân của cả nước do Bộ Xây dựng công bố.
Nguyên nhân do địa thế vùng có nhiều kênh rạch, địa chất phức tạp, nền đất rất yếu nên để triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn phải tăng thêm nhiều chi phí để xử lý so với các vùng khác; nguồn vật liệu xây dựng khan hiếm, không có sẵn để khai thác tại chỗ mà phải vận chuyển chủ yếu bằng đường thủy từ các vùng khác đến nên chi phí đầu tư là rất lớn.
Hiện tổng số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 1.280 xã, trong đó có 544 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đặc biệt khó khăn. Tính đến tháng 1/2017, cả vùng có 305 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó, 261 xã (20,39%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (thấp hơn bình quân chung của cả nước 26,45%); 137 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 644 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 194 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung 1.244 xã (trong đó có 544 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đặc biệt khó khăn) thuộc 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (không bao gồm 36 xã của thành phố Cần Thơ, là địa phương tự cân đối được ngân sách), là những xã nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, điển hình của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long vào nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương theo nguyên tắc phân bổ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là cần thiết nhằm góp phần khắc phục những khó khăn về đặc điểm địa lý, khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy kinh tế phát triển.Theo Tờ trình 45, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung 1.244 xã vào nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách. Tuy nhiên theo Báo cáo giải trình bổ sung số 1499, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung 961 xã vào nhóm được ưu tiên hỗ trợ đầu tư.
Trong tổng số 1280 xã thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì có tới 544 xã (chiếm 42,5%) có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn; 137 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 44 xã đạt 19 tiêu chí nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Đối chiếu với quy định tại Nghị quyết 100/2015/QH13, các xã này đã là nhóm xã được ưu tiên trong phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xâ dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Nếu bổ sung tất cả các xã này vào đối tượng đặc thù thì sẽ dẫn đến tình trạng trùng lắp trong áp dụng chính sách. Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát, phân loại, chỉ đề xuất bổ sung đối tượng đặc thù đối với các xã ngoài nhóm xã: đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên.
Làm rõ căn cứ và tiêu chí để làm cơ sở cho việc quyết định ưu tiên Qua thảo luận, đa số các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đối với các xã vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực này là cần thiết nhằm góp phần khắc phục những khó khăn về đặc điểm địa lý, khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu còn băn khoăn vì Chính phủ đề nghị 1244 xã, nhưng Báo cáo thẩm tra đề nghị chỉ xem xét 961 vào nhóm ưu tiên. Giữa Chính phủ và các cơ quan Trung ương đã thống nhất chưa? Sau khi ban hành rồi, có đề nghị tiếp thì có bổ sung tiếp hay không? Điều này cần phải làm rõ thêm, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị cần làm rõ căn cứ và tiêu chí để làm cơ sở cho việc quyết định ưu tiên. Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Túy vẫn băn khoăn bởi hiện chưa có số liệu báo cáo đánh giá cụ thể về các chi phí xây dựng nông thôn mới giữa các vùng.Dẫn dụ về những khó khăn của miền núi, ông Túy đề nghị, để bảo đảm tính thuyết phục, công bằng và có cơ sở cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định, cần có đánh giá tổng thể trên cơ sở đó mới có đề xuất tổng thể chung cho các địa phương có khó khăn.
Điều hành thảo luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc có hỗ trợ cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng cần làm rõ những xã nào, vùng nào cần hỗ trợ và hỗ trợ là bao nhiêu. Trên cơ sở thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại và tiếp tục xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chế độ và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội. Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bế mạc phiên thứ 7./.>>>
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cẩn trọng khi mở rộng diện tích trồng lúa nếp ở Đồng bằng sông Cửu Long
06:32' - 01/02/2017
Người dân ở khu vực ĐBSCL mở rộng diện tích trồng lúa nếp, nếu ngành nông nghiệp và các địa phương không có khuyến cáo kịp thời, hệ lụy của tình trạng này trong tương lai là khó tránh khỏi.
-
Chuyển động DN
Khai trương tòa tháp cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long
17:54' - 24/12/2016
Ngày 24/12, tại Bến Ninh Kiều, Tập đoàn Vingroup đã làm lễ khai trương Vinpearl Cần Thơ Hotel, tòa tháp cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 14,5 triệu USD xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
19:13' - 05/10/2016
Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cung cấp nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao, ở quy mô vùng làm cơ sở hỗ trợ cho việc ra quyết định về phát triển bền vững tại khu vực.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh nghiệm chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long
20:43' - 30/08/2016
Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một trong 3 vùng có khả năng bị ngập lụt nặng nề nhất trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.