Xung quanh chính sách nhập khẩu gạo của Indonesia
Sau một loạt cuộc họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Chính phủ Indonesia cuối cùng đã quyết định nhập khẩu 500.000 tấn gạo, tương đương khoảng 1,5% nhu cầu tiêu thụ trong nước (ước tính 33 triệu tấn/năm) để bình ổn giá gạo nội địa – hiện đang đặt gánh nặng lớn lên tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp Amran Sulaiman, cũng như một số chính trị gia khác của Indonesia, đã phản đối mạnh mẽ chính sách nhập khẩu này, đồng thời lập luận rằng nguồn cung trong nước có thể đáp ứng nhu cầu và việc nhập khẩu sẽ gây tổn hại cho nông dân, làm giảm uy tín của chính phủ.Từ lâu nay đã tồn tại hoài nghi về tính chính xác của số liệu do Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) cung cấp. Thậm chí có ý kiến cho rằng bộ này có xu hướng làm tăng số liệu sản lượng để thể hiện thành công của mình, đặc biệt là vì Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) coi việc tự cung tự cấp gạo là một trong những mục tiêu của chính phủ.Giờ đây chính phủ đã nhận ra rằng cuộc tranh luận về vấn đề nhập khẩu gạo xuất phát từ các số liệu về sản lượng thiếu chính xác.Các thống kê sai lệch cộng với nguồn cung trong nước yếu kém đối với loại mặt hàng chiến lược này đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của chính phủ, tác động xấu đến khả năng phân tích, dự báo của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong việc đánh giá về nhu cầu và khả năng cung ứng gạo của Indonesia.
Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Kecuk Suhariyanto đã xác nhận hôm 15/1 rằng việc thu thập dữ liệu hiện tại dựa trên việc lấy mẫu ngẫu nhiên tại các tỉnh sản xuất chính sẽ được thay thế bằng phương pháp lập bản đồ vệ tinh để thu thập dữ liệu một cách chính xác hơn.Một vấn đề khác là việc giám sát dự trữ gạo trong nước tại các kho chính và điểm phân phối chính nhằm theo dõi và dự báo giá cả cũng không được đảm bảo.Khi mà nước này chưa có hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả, thông tin thiếu sự cập nhật và độ tin cậy về thông số các kho dự trữ, tình hình tiêu thụ gạo trên cả nước và giá cả, các cuộc tranh luận về sản xuất và tiêu dùng gạo vẫn chưa đi đến hồi kết.
Theo bài báo, chính phủ và nhiều chính trị gia Indonesia cần thay đổi nhận thức sai lầm rằng an ninh lương thực có nghĩa là tự cung tự cấp gạo. Tình trạng thiếu nước tưới tiêu vùng đảo Java đã khiến năng suất lúa gạo thấp và không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của hơn 260 triệu người dân.
Về lâu dài nếu không có đột phá về công nghệ mới hoặc sự mở rộng đáng kể về diện tích trồng lúa ở bên ngoài đảo Java thì Indonesia vẫn chưa thể giải quyết được bài toán tự cung lương thực. Trong khi đó, nhập khẩu gạo nên được coi là một biện pháp nhằm ngăn chặn việc đầu cơ và bình ổn thị trường. Về nguồn cung, trong khi chờ đợi vụ thu hoạch mới (tháng 2- tháng 3), Chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 346.000 tấn gạo, với các đơn hàng dự kiến được giao vào cuối tháng Giêng.“Chúng tôi không muốn mạo hiểm vì thiếu nguồn cung, do vậy chúng tôi sẽ nhập khẩu để giải quyết tình trạng thiếu hụt lúc này”, Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita cho biết.
Ban đầu, Indonesia chỉ định công ty PT Perusahaan Perdagangan Indonesia tiến hành mua gạo. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất công bố ngày 15/1, trách nhiệm nhập khẩu đã được chuyển sang cho Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bulog) theo quy định trong Quy chế của Tổng thống số 48/2016.Số gạo trên sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita tiết lộ rằng gạo nhập khẩu sẽ được sử dụng làm lương thực dự trữ, và bộ sẽ tăng tốc quá trình quản lý nhập khẩu.
Bộ trưởng Kinh tế Darmin Nasution yêu cầu Bulog tiến hành nhập khẩu gạo càng nhanh càng tốt và gạo nhập khẩu phải cập cảng Indonesia toàn bộ muộn nhất là giữa tháng 2/2018. Chính phủ Indonesia lo lắng việc giá những mặt hàng chiến lược tăng cao có thể ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử của nước này. Theo thông tin từ Chính phủ Indonesia, Bulog có 875.000 tấn gạo dự trữ tính tới 15/1. Lượng gạo Bulog đã phân phối ra thị trường tính tới 12/1 là 84.000 tấn. Tuy nhiên, chính Bulog – đơn vị được chỉ định nhập khẩu – cũng băn khoăn về kế hoạch này.Mặc dù trước đây Bulog đã từng đề xuất việc nhập khẩu gạo, nhưng quyết định nhập khẩu lần này là gạo chất lượng cao. Điều này mâu thuẫn với nhu cầu thực tế là “đa số người dân Indonesia sử dụng gạo chất lượng trung bình”.
Về vấn đề này, Bộ Thương mại đảm bảo rằng gạo nhập khẩu là gạo cao cấp như gạo thơm và Japonica, nhưng sẽ được bán bằng với giá các loại gạo trung bình, hoặc trong khoảng 9.450 rupiah (71 xu Mỹ) đến 10.250 rupiah/kg.- Từ khóa :
- gạo
- indonesia
- bulog
- giá gạo
- chính sách nhập khẩu gạo
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Indonesia có kế hoạch nhập khẩu gạo của Việt Nam
19:21' - 12/01/2018
Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết Chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo bổ sung vào nguồn cung nội địa để kiềm chế giá gạo tăng tại thị trường trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo năm 2017: Vượt kỳ vọng
18:04' - 20/12/2017
Thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy, ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long: Thừa mà vẫn thiếu gạo
17:38' - 12/12/2017
Thời gian qua, Đồng bằng sông Cửu Long không phải thừa gạo mà vẫn thiếu gạo. Thiếu cái người mua cần và thừa cái họ không mua.
-
Hàng hoá
Dự đoán diễn biến tích cực trên thị trường gạo năm 2018
05:30' - 27/11/2017
Trong báo cáo tháng 11/2017, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo lượng gạo giao dịch trên thế giới năm 2017 sẽ chạm mức cao kỷ lục mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55'
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.