“Bí kíp” để CHDCND Triều Tiên duy trì sự sống cho nền kinh tế
Đầu tháng 3/2016, trong buổi chỉ đạo thử nghiệm hệ thống phóng tên lửa đa nòng mới lần đầu tiên, ông Kim Jong-un đã ra lệnh cho quân đội nước này sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân "bất cứ thời điểm nào" vì mục đích quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân của mình.
Trước đó, các thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 2270 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề trừng phạt CHDCND Triều Tiên sau khi nước này tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư và phóng tên lửa tầm xa.
Các nhà phân tích khuyến cáo rằng nghị quyết số 2270 có thể là lệnh trừng phạt nghiêm ngặt nhất sau khi các chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Bắc Triều Tiên diễn ra.
Trong thời gian qua, kinh tế Triều Tiên có sự cải thiện, bất chấp các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại song phương năm 2015 của Trung Quốc với CHDCND Triều Tiên đạt 5,511 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Bắc Triều Tiên đạt 2,945 tỷ USD, và con số theo chiều ngược lại là 2,565 tỷ USD.
Cộng với con số kim ngạch thương mại Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên đạt 2,713 tỷ USD do Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trong năm 2015 đạt khoảng 8-9 tỷ USD.
Còn theo dự đoán của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, năm 2015, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của CHDCND Triều Tiên đạt khoảng 30 tỷ USD. Với số liệu này, tỷ lệ của thương mại trong nền kinh tế Bắc Triều Tiên vẫn đạt khoảng 27-30%.
Trong khi đó, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc cho hay Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Triều Tiên chỉ đạt 17,4 tỷ USD trong năm 2014, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm này vượt 9,4 tỷ USD, thương mại đối ngoại chiếm tỷ lệ trên 50% trong ngành kinh tế quốc dân.
Mặc dù tỷ lệ này có phần cao, nhưng qua số liệu thống kê cho thấy mức độ phụ thuộc của kinh tế Triều Tiên vào nước ngoài là rất lớn.
Các hàng hóa chính mà CHDCND Triều Tiên nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là sản phẩm cơ điện, sản phẩm công nghiệp dầu khí, phương tiện giao thông và linh kiện, dầu thành phẩm và một số thực phẩm.
Như vậy, ngành công nghiệp và nông nghiệp của Triều Tiên còn kém phát triển, quốc gia này buộc phải lệ thuộc vào nhập khẩu để đảm bảo cho sự vận hành bình thường của cả xã hội và nền kinh tế. Khi mất đi sự bổ sung này, xác suất kinh tế Triều Tiên gặp phải những vấn đề lớn sẽ khá cao.
Ngoài ra, các số liệu trên còn chưa bao gồm dầu thô, theo thống kê số liệu xuất khẩu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ năm 2014, số dầu thô xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên luôn là con số không. Tuy nhiên, việc nhập khẩu một lượng dầu thành phẩm không nhiều sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu của Triều Tiên và vì vậy, nước này còn phải dựa vào nguồn viện trợ nhân đạo.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 2270 không gia tăng số lượng mặt hàng nhập khẩu cần hạn chế đối với CHDCND Triều Tiên. Vì Trung Quốc và Nga kiên quyết phản đối lệnh trừng phạt có thể khiến “xã hội Triều Tiên sụp đổ”, nên cuối cùng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chỉ mở rộng phạm vi cấm vận ra các loại vũ khí, thiết bị và công nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động vũ khí hạt nhân và các loại nhiên liệu hàng không, tên lửa.
Những mặt hàng này không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên. Đồng thời, do xem xét đến sự ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên, có thể Trung Quốc cũng sẽ không ngừng nguồn cung dầu mỏ cho nước này, song cũng sẽ bị cắt giảm một phần nào đó.
Theo một số nhà phân tích, kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có một số nỗ lực trong việc phục hồi và phát triển kinh tế đất nước, chính sách cơ bản kế thừa phương châm điều chỉnh được áp dụng ở cuối thời kỳ cố lãnh đạo Kim Jong Il nắm quyền.
Vì vậy, tình hình kinh tế CHDCND Triều Tiên vài năm gần đây phục hồi chậm, xã hội có xu hướng ổn định. Ví dụ như vấn đề cung ứng thực phẩm được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất, sau khi Triều Tiên nỗ lực mở rộng một số công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn cung cấp phân hóa học có nhiều cải thiện, tiếp tục thực hiện chính sách khoán hộ trong nông nghiệp, từ năm 2010 trở đi, dưới sự viện trợ không nhiều của cộng đồng quốc tế, về cơ bản sản lượng lương thực của Triều Tiêu cũng đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước.
Với vai trò là một quốc gia đang phát triển chỉ có khoảng 25 triệu dân, cho dù xét về trình độ khoa học kỹ thuật, lĩnh vực công nghiệp hay sự phong phú của nguồn tài nguyên, đều không thể có đủ khả năng tách khỏi vòng tuần hoàn quốc tế, độc lập duy trì một hệ thống kinh tế cận hiện đại.
Trong tổng kim ngạch thương mại toàn cầu lên tới hàng chục nghìn tỷ USD, thì tỷ trọng của CHDCND Triều Tiên là rất khiêm tốn. Tuy vậy, lĩnh vực thương mại lại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Triều Tiên.
Mặc dù CHDCND Triều Tiên rất ít công bố số liệu kinh tế đáng tin cậy, nhưng dựa vào nguồn tư liệu do các đối tác thương mại quan trọng của Triều Tiên công khai, số liệu xuất nhập khẩu của nước này tương đối rõ ràng.
Bắt đầu từ năm 1991, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của CHDCND Triều Tiên, kim ngạch trao đổi thương mại Trung Quốc - Triều Tiên vài năm gần đây chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch thương mại của nước này (trên hầu hết các phương tiện truyền thông, con số này lên tới 90% và đây là kết quả dựa vào số liệu thống kê của Hàn Quốc)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nội dung chi tiết nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên
08:06' - 03/03/2016
Nghị quyết mới bổ sung cho những thiếu sót trong các nghị quyết trừng phạt trước đó đồng thời áp đặt thêm những biện pháp mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ phê chuẩn dự luật gia tăng trừng phạt Triều Tiên
09:00' - 19/02/2016
Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký phê chuẩn dự luật gia tăng trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Buôn bán giữa hai miền Triều Tiên đạt mức cao kỷ lục
10:08' - 21/01/2016
Kim ngạch buôn bán giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đạt 2,71 tỷ USD năm 2015, tăng 15,8% so với năm 2014, bất chấp tình trạng căng thẳng trong quan hệ liên Triều.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục trừng phạt nhiều cá nhân và doanh nghiệp Triều Tiên
11:44' - 09/12/2015
Bộ Tài chính Mỹ ngày 8/12 đã đưa 6 đại diện ngành ngân hàng và 3 công ty vận tải biển của CHDCND Triều Tiên vào "danh sách đen" bị trừng phạt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Triều Tiên lấy hợp tác kinh tế làm trọng tâm
14:38' - 26/10/2015
Việt Nam và Triều Tiên mong muốn thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó lấy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư làm trọng tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.