Anh – EU: Cuộc hôn nhân đứt gánh
"Cuộc hôn nhân” không hạnh phúc kéo dài 43 năm giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã “đứt gánh”. Với tỷ lệ 51,9% số phiếu ủng hộ Brexit và 48,1% số phiếu phản đối, người dân Anh đã tự quyết định đặt dấu chấm hết cho “cuộc hôn nhân” này.
Kết quả này không hoàn toàn bất ngờ vì trong suốt 4 tháng vận động quyết liệt của cả hai phe, nhiều người đã tiên đoán được kịch bản Brexit.
Cho dù EU đã có nhiều sự nhượng bộ thông qua việc trao cho Anh "quy chế đặc biệt", và các nhà lãnh đạo Anh và châu Âu, cũng như các chuyên gia kinh tế liên tục vẽ ra những viễn cảnh ảm đảm đối với việc Anh rời EU thì rốt cuộc người dân Anh vẫn có sự lựa chọn riêng của họ.
Lịch sử một lần nữa cho thấy khi các cử tri đưa ra quyết định, họ hiếm khi tập trung vào vấn đề chính như các chính trị gia đề cập.
Với người dân, lợi ích trước mắt và liên quan trực tiếp mới là quan trọng. Chẳng hạn, như trong cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp EU năm 2005, người Hà Lan tập trung vào đồng euro, trong khi người Pháp lại lo lắng rằng các thợ ống nước đến từ Ba Lan sẽ lấy đi việc làm của họ.
Tâm lý ngoài nghi châu Âu vốn dồn nén suốt 43 năm qua đã được thể hiện qua lá phiếu của đa số cử tri Anh. Cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu, những mối lo ngại về an ninh - khủng bố và sự chán nản cách thức xử lý khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) chỉ là “giọt nước tràn ly” khiến nhiều cử tri Anh cảm thấy có lý do chính đáng để lựa chọn ra khỏi EU.
Thực tế trong vài năm gần đây, tại Anh ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến ủng hộ việc nước này ra khỏi EU. Nhiều công dân Anh cho rằng họ phải gánh trách nhiệm quá lớn của chính phủ, do Anh được coi là một trong những trung tâm lớn của EU và phải đóng góp những khoản tiền lớn vào ngân sách của châu Âu.
Bản thân những người ủng hộ Anh ở lại EU cũng phải thừa nhận rằng Anh chỉ có thể hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng hơn trong một EU đã được cải cách.
Sự ra đi của Anh chắc chắn sẽ giáng một đòn nặng nề đối với sự hội nhập châu Âu và có thể gây ra sự đổ vỡ cho một quá trình vốn đã mong manh. Việc người dân Anh quyết định rời khỏi EU không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực và toàn cầu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định chính trị của cả nước này lẫn EU.
Tác động rõ ràng đầu tiên đối với Anh là nguy cơ “tan đàn xẻ nghé". Brexit có thể tạo ra một tiền lệ không tốt cho các thành viên trong Liên hiệp Vương quốc Anh như Scotland và Xứ Wales đang manh nha ý định muốn tách khỏi Anh. Sự chia tay của Anh cũng sẽ đẩy EU vào giai đoạn bất ổn mới.
Anh ra đi đồng nghĩa với việc EU mất đi một thành viên quan trọng vốn có tiếng nói lớn trong các quyết sách của EU. Hiệu ứng dây chuyền của Brexit còn ảnh hưởng trực tiếp tới một số nước châu Âu khác, dễ dàng nhất là trường hợp của Tây Ban Nha.
Sự lựa chọn của cử tri Anh có thể là tiền lệ xấu cho một số vùng như xứ Catalonia và xứ Basque đòi độc lập và tách khỏi Tây Ban Nha. Bản thân các nước châu Âu sẽ phải đối mặt với sự mất ổn định chính trị trong nước, trong khi EU sẽ suy yếu bởi sự gắn kết lỏng lẻo giữa các quốc gia thành viên.
Việc Anh rời EU sẽ khiến liên minh này phải phụ thuộc vào một hoặc một số cường quốc trong khi giảm vai trò của các nước "nhỏ" còn lại. EU cũng sẽ mất dần "sức nặng" trên trường quốc tế, trong khi Anh sẽ trở thành quốc gia riêng rẽ với EU khi ngồi vào bàn đàm phán với các đối tác quốc tế.
Khi tiếng nói của Anh không còn nhiều "trọng lượng" như khi còn nằm trong EU thì rõ ràng vai trò của Anh trên các diễn đàn quốc tế cũng suy giảm.
Đối với Thủ tướng David Cameron, đây là một thất bại đáng hổ thẹn. Những bước đi chính trị sai lầm trong ngắn hạn đang khiến ông rơi vào cái bẫy do chính mình đặt ra.
Về cơ bản, ông Cameron không sai khi đấu tranh cho quyền lực của London. Tuy nhiên, ông không có chiến lược để đạt được mục tiêu. Khi tuyên bố sẽ trưng cầu dân ý, ông Cameron nghĩ rằng lời hứa này sẽ chấm dứt những bất đồng trong nội bộ đảng Bảo thủ và buộc EU phải thay đổi theo mong muốn của Anh. Nhưng điều đó lại chỉ khiến làn sóng “bài châu Âu” tăng cao hơn bao giờ hết ở trong nước.
Sau thất bại này, ông Cameron chắc chắn chịu áp lực rất lớn từ nội bộ đảng Bảo thủ yêu cầu ông từ chức.
Năm 1953, Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill đã đưa ra tuyên bố nổi tiếng: "Chúng tôi đồng hành với châu Âu, nhưng không phải là một phần của nó. Chúng tôi có mối liên hệ với châu Âu, nhưng không phải bị hòa vào nó”.
Mãi tới năm 1973, Anh mới gia nhập EU (khi đó lấy tên là Cộng đồng Than Thép châu Âu) một cách do dự, không hề nhiệt tình và đầy sự hoài nghi. 43 năm sau "cuộc hôn nhân gượng ép", cuộc trưng cầu dân ý lịch sử ngày 23/6/2016 càng chứng minh rằng nhận định của Churchill là chính xác. Anh và EU không thể có mối quan hệ hòa hợp và gắn bó./.
Xem thêm:
>> Phe ủng hộ Anh ra khỏi EU chính thức giành chiến thắng
>> Vấn đề Brexit: Những hệ quả trước mắt của việc Anh rời EU
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẵn sàng hành động khi kịch bản Brexit đã cận kề
13:36' - 24/06/2016
BoJ đã tuyên bố sẽ cùng hợp tác với các giới chức trong và ngoài nước để theo dõi sát sao những biến động trên các thị trường toàn cầu sau khi kết quả chính thức được công bố tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Phe ủng hộ Anh ra khỏi EU chính thức giành chiến thắng
13:35' - 24/06/2016
Cuối cùng, người Anh đã chọn quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), một liên minh với bề dày lịch sử 60 năm.
-
Thị trường
Các thị trường “chao đảo” vì nguy cơ Brexit hiện hữu
12:36' - 24/06/2016
Đồng bảng Anh đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 do những lo ngại người dân nước này sẽ bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.