APEC 2017: Tạp chí Diplomat đánh giá cao khả năng của Việt Nam ứng phó với những thay đổi
Tạp chí Diplomat mới đây đã có bài viết về sự hội nhập kinh tế không ngừng của Việt Nam kể từ thời điểm lần đầu tiên đóng vai trò nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2006.
Theo bài viết, sự kết thúc của chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 năm 1975 đã dẫn đến kết quả Việt Nam thống nhất đất nước và cũng là sự khởi đầu của một công cuộc tái thiết tương đối dài.
Trong quá trình tập trung phát triển kinh tế thông qua tự do hóa thương mại, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995, từ đó hưởng lợi từ thương mại và đầu tư gia tăng với các nước láng giềng ASEAN.
Thành tựu lớn nhất của những nỗ lực phát triển kinh tế của Việt Nam là trở thành thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007.
Kể từ màn xuất hiện đầu tiên của Việt Nam trên "sân khấu kinh tế thế giới" tại APEC 2006, Việt Nam đã tiếp tục theo đuổi hội nhập kinh tế với các nước láng giềng liền kề và các đối tác thương mại ở xa hơn.
Quan hệ được cải thiện đã thúc đẩy thương mại, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Việt Nam và các thành viên ASEAN đã mở rộng phạm vi của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tiếp đó là đàm phán để củng cố các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Việt Nam cũng đã hoàn tất các FTA song phương với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Chile và Liên minh Kinh tế Á-Âu. Cuối cùng, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại khu vực, và đã khởi động đàm phán FTA (thông qua ASEAN) với Hong Kong (Trung Quốc), Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (Thụy Sĩ, Na Uy, Lichtenstein và Iceland) cũng như EU.
Thông qua việc hội nhập kinh tế gia tăng này, Việt Nam đã đa dạng hóa thành công các thị trường xuất khẩu của mình, trong đó Mỹ và EU là hai trường xuất khẩu lớn nhất.
Sự hội nhập kinh tế gia tăng cũng đã đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016 tăng gấp 3 lần so với năm 2006 lên hơn 200 tỷ USD.
Mặc dù kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng kể từ sự kiện APEC 2016, song môi trường khu vực và toàn cầu của quốc gia Đông Nam Á này đã có những thay đổi mạnh mẽ, trong đó có sự nổi lên của xu hướng chống toàn cầu hóa tại một số nền kinh tế.
Do đó, Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017 là cơ hội để Việt Nam thể hiện khả năng ứng phó với những thay đổi này. Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng còn khiến cho sự kiện này mang tính lịch sử đặc biệt bởi trong cuộc Chiến tranh Đông Dương ở thế kỷ trước, Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam là tuyến đầu.
Bài viết cho rằng trong bối cảnh còn nhiều thách thức như hiện nay, Việt Nam sẽ cần vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế mới để đảm bảo sự ổn định và phồn thịnh lâu dài của đất nước.
>>>Hiện thực hóa mục tiêu cao nhất của hợp tác APEC là vì doanh nghiệp, vì người dân
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm – Chìa khóa của thịnh vượng
18:50' - 10/11/2017
Phát triển bao trùm thể hiện rõ nét nhất ở lĩnh vực giảm nghèo bền vững mà nền kinh tế Việt Nam là một điển hình.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực hóa mục tiêu cao nhất của hợp tác APEC là vì doanh nghiệp, vì người dân
18:38' - 10/11/2017
Chiều 10/11, tại thành phố Đà Nẵng, các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã tham dự Phiên toàn thể Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế
17:12' - 10/11/2017
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh bà Christine Lagarde Giám đốc IMF đã tham dự và đóng góp tích cực tại các hội nghị của Tuần lễ Cấp cao APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
14:23' - 10/11/2017
Sáng 10/11, tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.