Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ trọng điểm, nâng cao giá trị quả vải
Để việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, cùng với việc hướng dẫn người dân cách chăm sóc, thu hoạch, bảo quản quả vải, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều nhằm nâng cao giá trị quả vải.
Vải sớm được mùa, được giá
Trên con đường từ thị trấn Cao Thượng vào xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) - vùng sản xuất vải sớm lớn nhất tỉnh Bắc Giang, những chiếc xe container xếp hàng dài chờ cân vải, người mua bán nhộn nhịp bất chấp cái nắng oi ả của những ngày cuối tháng 5.
Cùng chúng tôi đi thăm các vườn vải sớm sai trĩu quả, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Nguyễn Thái Lai cho biết, toàn huyện có khoảng 1.400 ha vải, trong đó vải sớm trên 1.000 ha. Năm nay do thời tiết diễn biến thuận lợi (đối với vải sớm), cùng với việc người dân tuân thủ kỹ thuật chăm sóc, nên năng suất, chất lượng quả vải sớm của huyện đều tăng.
Ước tính sản lượng vải sớm của huyện đạt khoảng trên 12.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm ngoái, với giá bán hiện tại đạt khoảng 30.000 - 32.000 đồng/kg, tăng so cùng thời điểm nên người trồng vải rất phấn khởi. Vừa hướng dẫn các công nhân làm thuê cắt dâu (cắt bỏ những quả nhỏ, lép) quả vải, anh Ngô Văn Cường, thôn Quất Du 2, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, Bắc Giang cho biết, gia đình anh có 350 gốc vải sớm, sản lượng năm nay khoảng 10 tấn, gấp đôi năm ngoái. Với giá bán năm nay cao hơn năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg, ước tính gia đình anh Cường thu về trên 300 triệu đồng. Khoảng 10 ngày nữa vải sớm Phúc Hòa mới chín rộ nhưng thương lái từ các nơi đã vào tận vườn đặt mua. Tương tự, sau vài ngày thu hái gia đình chị Lương Thị Bẩy, ở thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa, Tân Yên, Bắc Giang đã thu hoạch xong 6 tạ vải cực sớm, với giá bán 35.0000 đồng/kg. Gia đình chị đang còn khoảng hơn 300 gốc vải sớm, dự định sẽ cho thu hoạch vào cuối tuần này, sản lượng khoảng 8 tấn, cao gấp đôi năm ngoái. Theo chị Bẩy, vải sớm năm nay không chín đồng loạt, mà chín rải rác kéo dài khoảng 20 ngày giúp người trồng vải không phải chịu áp lực thu hái, không bị thương lái ép giá. “Vải được mùa, giá cả lại tăng nên dù thu hái có vất vả nhưng chúng tôi cũng rất vui”, chị Bẩy phấn khởi cho biết. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh có khoảng 6.000 ha vải sớm, tập trung tại các huyện Tân Yên, Yên Thế, Lục Ngạn. Năm nay sản lượng vải sớm ước tính đạt khoảng 45.000 tấn, gấp đôi so với năm ngoái, với giá bán đầu vụ tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với năm ngoái nên người trồng vải sớm rất vui, không lo được mùa mất giá như mọi năm.Xúc tiến tiêu thụ có trọng điểm
Tuy vải sớm được mùa nhưng năm nay vải chính vụ ở Bắc Giang lại bị mất mùa. Dự báo năm nay, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang khoảng 100.000 tấn, giảm khoảng 40.000 tấn so với năm trước, trong đó vải chính vụ khoảng 60.000 -70.000 tấn (bằng 40% so với sản lượng năm 2016).
Vì vậy, để bù đắp sản lượng giảm, nâng cao giá trị quả vải, giúp người trồng vải vẫn có thu nhập cao, các cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Giang đã tích cực, chủ động từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch, đặc biệt là xúc tiến tiêu thụ, tìm kiếm thị trường cho quả vải.Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn cho biết, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân đến Bắc Giang giám sát, đầu tư, kinh doanh, thu mua, tiêu thụ vải thiều.
Năm nay, Bắc Giang đổi mới các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều cả về hình thức và quy mô, hoạt động xúc tiến tiêu thụ có trọng tâm, trọng điểm và có chiều sâu, nhằm tạo điểm nhấn và hiệu ứng mạnh mẽ nâng cao giá trị cho quả vải. Khác với mọi năm, năm nay Bắc Giang sẽ kết nối 4 hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều của những năm trước ở huyện Lục Ngạn, các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, và thành phố Hồ Chí Minh thành một hội nghị tổ chức ở thành phố Bắc Giang (ngày 27/5), để sớm cung cấp thông tin về thị trường, các rào cản kỹ thuật, hành lang pháp lý, chính sách mậu biên, đồng thời gắn với hội nghị sẽ mời tất cả các bạn hàng được trực tiếp thăm vùng vải thiều tiêu chuẩn cao để yên tâm về chất lượng. Vào chính vụ, tỉnh sẽ tổ chức một hội nghị xúc tiến ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (ngày 8/6), đồng thời tổ chức Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang tại thành phố Hà Nội (từ ngày 16/6- 23/6).Về thị trường tiêu thụ vải thiều, tỉnh Bắc Giang sẽ chú trọng phát triển tiêu thụ ở thị trường truyền thống, bao gồm cả nội địa và xuất khẩu, trong đó 50% cho thị trường xuất khẩu.
Đối với thị trường nội địa, cùng với các thị trường quan trọng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, tỉnh sẽ chú trọng hơn vào thị trường bán lẻ hiện đại, đẩy mạnh ký kết với các siêu thị lớn như Metro, Co.opmart, Hapro, BigC. Đối với thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống quan trọng. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ tập trung mở rộng các thị trường tiểm năng, cao cấp như Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; tiếp tục mở rộng ở các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Dubai. Ngoài việc đổi mới việc xúc tiến tiêu thụ, công tác hậu cần cũng được tỉnh Bắc Giang chuẩn bị sẵn sàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, thương lái, doanh nghiệp. Tỉnh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về nguồn vốn lưu thông, nguồn điện sản xuất thùng xốp, đá cây, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chuẩn bị các kho, bãi tập kết phương tiện vận tải, các điểm cân vải thiều tập trung... đảm bảo rộng rãi, sạch sẽ, thuận tiện giao thông. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính, cấp thị thực cho các thương nhân nước ngoài và các thủ tục hải quan cho xuất khẩu quả vải./.- Từ khóa :
- mùa vải
- vải
- bắc giang
- vải bắc giang
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Động lực nào cho nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập?
17:02' - 25/05/2017
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngành nông nghiệp cần tìm hướng giải quyết khó khăn như vấn đề vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu...
-
Kinh tế & Xã hội
Cần Thơ xây dựng cánh đồng lớn không chạy theo số lượng
15:30' - 25/05/2017
Phần lớn các doanh nghiệp chỉ tiến hành ký kết bao tiêu sản phẩm của nông dân chứ chưa thật sự bỏ vốn vào đầu tư cho nông dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Vượt khó nhờ trồng lúa trên đất cát trắng bỏ hoang
14:42' - 25/05/2017
Cây lúa đó hoàn toàn sinh trưởng nhờ vào lượng nước mưa tự nhiên và nguồn nước trong lòng đất. Đó cũng là lý do mà người dân ở đây chỉ chỉ canh tác lúa vụ Đông Xuân có khí trời mát mẻ, ẩm ướt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Gia Lai thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động tại khu kinh tế
16:52'
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tại huyện Đức Cơ tiếp giáp với Campuchia là cửa ngõ giao thương hàng hóa, động lực thúc đẩy kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng không xem xét bố trí lại vốn cho công trình, dự án bị rút vốn
16:36'
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương triển khai kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm
16:06'
Dịch bệnh cúm gia cầm trên động vật và trên người đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, động vật và người ở nước ta là cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Định hướng phát triển toàn diện ngành hàng dừa
15:49'
UBND tỉnh Trà Vinh có định hướng xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng dừa thông qua hợp tác, nhất là hợp tác công tư để khai thác tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Định: Hiện thực hoá khát vọng phát triển từ Nghị quyết của Đảng
15:28'
Từng là 1 trong các trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc, song Nam Định dần đánh mất vị thế và bị tụt lại so với các tỉnh, thành khác về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm*” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
15:03'
Đến với giải VnExpress Marathon Hà Nội Midnight 2024, Vinamilk tiếp tục gửi tặng tới tất cả vận động viên sản phẩm dinh dưỡng cao đạm hoàn toàn từ thực vật được trang bị trong race-kit.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.