Biến đổi khí hậu: Hạn hán gây thiệt hại hơn 90 tỷ đồng tại Khánh Hòa
Ngày 21/4, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu vụ Đông Xuân 2015 - 2016 đến nay, tổng thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh đã lên đến hơn 90 tỷ đồng.
Cụ thể, do hồ Đá Bàn (hồ chứa nước lớn nhất tỉnh có dung tích 75 triệu m3) chỉ tích được gần 20% tổng dung tích thiết kế nên không đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Gần 1.400 ha diện tích phải ngừng sản xuất do thiếu nước tưới, thiệt hại ước tính trên 54 tỷ đồng, tập trung tại các xã phía Tây của thị xã Ninh Hòa như: Ninh Sơn, Ninh An, Ninh Thân…
Đó là chưa kể, 1.150 ha cây ăn quả và cây công nghiệp bị thiệt hại ở mức tỷ lệ dưới 30%; trong đó, cây công nghiệp chiếm 700 ha, chủ yếu gồm mía, sắn.... tập trung ở thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm; thiệt hại ước tính trên 33 tỷ đồng. Các loại cây ăn trái bị thiệt hại chủ yếu gồm chuối, xoài… tập trung ở các huyện Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn...
Từ đầu năm 2016 đến nay, lượng mưa phổ biến ở Khánh Hòa chỉ dưới 10mm, thấp hơn so với mức trung bình nhiều năm từ 30mm đến 60 mm. Lượng dòng chảy trên các sông, suối thiếu hụt trên 89% so với mức trung bình của cùng kỳ nhiều năm và thiếu hụt gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tổng dung tích các hồ chứa còn 117 triệu m3 nước, chỉ đạt 47% so với dung tích thiết kế.
Theo dự báo, nắng nóng còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới sẽ khiến dòng chảy trên các sông suối ở Khánh Hòa thiếu hụt từ 90-95% so với trung bình nhiều năm.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chỉ đạo các địa phương ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng, sử dụng nước tiết kiệm...
Năm 2016, tỉnh cũng đã đề nghị Trung ương hỗ trợ 66 tỷ đồng chống hạn, 10 tỷ đồng mua nước sinh hoạt và 2.000 tấn gạo cứu đói. Dự kiến, quý III năm nay sẽ cấp hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng cho 44.500 nhân khẩu trong vòng 3 tháng./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05'
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.