Bitcoin – Động lực mới cho nền kinh tế Nhật Bản?
Lần đầu tiên được sử dụng mua hàng hóa vào tháng 10/2010, một đồng Bitcoin chỉ được mua với giá khoảng 30 xu Mỹ. Thế nhưng trong những tháng cuối năm 2017, Bitcoin làm dậy sóng thị trường khi chỉ trong vòng một năm, giá trị của đồng tiền này tăng tới 600%, có lúc gần chạm mức kỷ lục xấp xỉ 18.000 USD.
Trong khi đại đa số các quốc gia đều chưa công nhận đồng tiền ảo này là một công cụ thanh toán chính thức vì lo ngại những rủi ro mà đồng tiền này gây ra, Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với tính cách bảo thủ, lại chọn cách đi ngược chiều với sự thận trọng đó.
Sức mạnh tiềm năng và rủi ro tiềm ẩnTháng 11/2008, một người sử dụng với tên gọi là Satoshi Nakamoto đã đưa lên mạng công trình nghiên cứu, miêu tả cách thức tổ chức, vận hành của một đồng tiền điện tử có tên gọi là Bitcoin, nhằm mục đích đưa đồng tiền này thành một công cụ thanh toán không chịu sự chi phối bởi ngân hàng của bất kỳ chính phủ nào. Bitcoin chỉ là một trong số hàng trăm đồng tiền ảo hay còn gọi là tiền mã hóa đang được lưu hành trên thế giới. Tuy nhiên, hiện Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số nổi bật nhất với mức vốn hóa và thanh khoản cao. Điều đó là nhờ những ưu điểm nổi trội của Bitcoin so với các đồng tiền mã hóa khác. Trước hết, đó là việc nguồn cung được kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Số lượng Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu Bitcoin và dự kiến đến năm 2140 sẽ đạt mức trần này. Điều này giúp cho Bitcoin tránh được rủi ro lạm phát về số lượng. Thứ hai là Bitcoin có tính bảo mật cao do có nền tảng công nghệ blockchain, người mua và người sở hữu không cần khai báo tên thật với bất cứ tổ chức, cá nhân nào và chỉ có người sở hữu mới có mã để mở ví Bitcoin của mình. Điều cuối cùng là chỉ cần có máy tính kết nối mạng Internet các giao dịch Bitcoin có thể được tiến hành dễ dàng ở mọi nơi trên thế giới. Những ưu điểm đó đã làm cho Bitcoin trở thành một đồng tiền mã hóa hấp dẫn. Đặc biệt sức hấp dẫn này tăng mạnh sau khi Bitcoin ngày càng được công nhận rộng rãi trong các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa, giao dịch trực tuyến, các hợp đồng làm ăn giữa một số tập đoàn tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, song song với xu thế trở thành một đồng tiền hấp dẫn thì rủi ro của Bitcoin cũng lớn không kém khi số lượng các hoạt động giao dịch bất hợp pháp sử dụng đồng tiền này và các vụ tin tặc lấy trộm Bitcoin đang tăng lên. Tính chất ảo của một đồng tiền kỹ thuật số, đó là không tồn tại dạng vật lý và không chịu sự quản lý của bất cứ thể chế tài chính nào, đã khiến cho Bitcoin trở thành một công cụ thanh toán lý tưởng cho các hoạt động tài chính bất hợp pháp và là miếng mồi ngon cho tin tặc. Là đồng tiền ảo, song Bitcoin đem lại lợi nhuận thật và tất nhiên thiệt hại cũng là thật. Vụ sập sàn giao dịch Bitcoin Mt Gox tại Nhật Bản năm 2014 đã chứng minh điều đó. Cuối tháng 2/2014, hoạt động gửi tiền và rút tiền Bitcoin đã bị gián đoạn do các vụ tấn công của tin tặc vào website giao dịch của công ty. Toàn bộ số tiền ảo khoảng 750.000 Bitcoin của khách hàng và 100.000 Bitcoin của Mt. Gox đã biến mất, tương đương với số tiền 460 triệu USD lúc đó và 3,5 tỷ USD với mức giá ở thời điểm hiện nay. Mt Gox đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và Giám đốc điều hành sàn Mt Gox, Mark Karpeles, sau đó bị bắt. Những chuyển động của đồng Bitcoin đã tạo ra những ấn tượng trái ngược nhau đối với đồng tiền này, đó là sự háo hức, phấn chấn trộn lẫn với nghi ngờ và sợ hãi. Các chính phủ có nhiệm vụ phải ban hành các quy định đối với các khái niệm mới, song Bitcoin thực sự là câu đố hóc búa. Làm thế nào để quản lý một đồng tiền mà được tạo ra với mục đích không chịu ràng buộc bởi các thể chế tài chính. Trong khi hầu hết các nước phương Tây, vốn đi tiên phong trong các trào lưu mới, khoanh vùng cấm đối với Bitcoin, thì Nhật Bản đã thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược. Từ ngày 1/4/2017, Bộ luật Dịch vụ Thanh toán chính thức công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán. Tiếp đó vào tháng 9/2017, Chính phủ Nhật Bản cấp giấy phép hoạt động cho 11 sàn giao dịch Bitcoin tại quốc gia này. Các đồng tiền kỹ thuật số thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (fintech). Trong khi đó, Nhật Bản đang bị đánh giá là trì trệ trong việc phát triển lĩnh vực kinh doanh này. Năm 2015, mức đầu tư vào fintech tại Nhật Bản chỉ được 65 triệu USD, quá thấp nếu so sánh với con số 12 tỷ USD tại Mỹ và 974 triệu USD tại Anh. Trong báo cáo Tầm nhìn được Chính phủ Nhật Bản công bố tháng 8/2017, Bộ Công thương Nhật Bản kêu gọi gia tăng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, số hóa các chức năng hậu cần và áp dụng các công nghệ mới để tăng lưu thông tiền mặt giữa các doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng đối với các nhà đầu tư fintech, công nghệ là công cụ để cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tốt hơn với giá thành thấp hơn. Bitcoin với các ưu điểm công nghệ của mình là công cụ hiệu quả cho các giao dịch tài chính tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành WealthNavi, một công ty tư vấn hàng đầu về fintech, cho rằng sự tham gia chính thức Bitcoin vào thị trường tài chính Nhật Bản tạo ra sự hứng thú mới cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đối với fintech. Điều này sẽ dẫn đến xu thế có thêm nhiều công ty đầu tư mạo hiểm tìm kiếm đầu tư. Chính phủ và các ngân hàng hy vọng fintech sẽ cải thiện hoạt động của doanh nghiệp, giúp kích thích vận hành lượng tiền đang nằm yên trong các tài khoản ngân hàng chạy vào các chuyển động kinh tế, giúp nền kinh tế quốc gia khởi sắc trở lại. Ông Yuzo Kano, Giám đốc điều hành của sàn giao dịch Bitcoin bitFlyer, một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn tại Nhật Bản đã được cấp giấy phép hoạt động, nhận định việc hợp pháp hóa Bitcoin đã xác định vị trí trung tâm của Nhật Bản đối với đồng tiền mã hóa này. Ông cho biết nhu cầu các hoạt động giao dịch Bitcoin và các dịch vụ liên quan đến tiền ảo đang tăng mạnh tại Nhật Bản. Cách đây một năm. Trung Quốc chiếm tới 90% khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu. Tuy nhiên, từ khi quốc gia này cấm Bitcoin, Nhật Bản đang bắt đầu nổi lên là một lãnh địa màu mỡ cho đồng tiền này. Khối lượng giao dịch Bitcoin tại Nhật Bản ước tính chiếm một nửa khối lượng toàn cầu, cao hơn Mỹ (chỉ chiếm ¼). Chỉ riêng sàn giao dịch Bitcoin bitFlyer có tới hơn 800.000 người sử dụng. Ngoài ra, ở Nhật Bản có khoảng trên 4.500 cửa hàng cho phép thanh toán bằng Bitcoin. Các chuyên gia dự đoán con số này có thể lên tới hàng trăm nghìn trong năm 2018 khi ứng dụng thanh toán Bitcoin Mobile Payment for AirRegi được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, đã đề cập đến khả năng một số giao dịch Bitcoin sẽ bị đánh thuế.Theo ông Suga, mặc dù Nhật Bản không công nhận Bitcoin là một đồng tiền và không cho phép các ngân hàng sử dụng như một sản phẩm với khách hàng, song nếu có có những giao dịch liên tục và đem lại lợi nhuận, đương nhiên Bộ Tài chính sẽ xem xét việc đánh thuế. Hiện tại Tokyo đang tiến hành việc xác định tổng khối lượng giao dịch và giá trị Bitcoin lưu hành trên toàn thế giới.
Quản trị rủi ro Song song với việc kỳ vọng vào lợi ích mà Bitcoin mang lại cho nền kinh tế, Chính phủ Nhật Bản không thể không thận trọng trước những rủi ro mà đồng tiền này có thể gây ra. Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa khác được tiến hành giao dịch với hình thức người mua và người sở hữu đều giấu tên. Bên cạnh đó việc mỗi quốc gia có quy định khác nhau về loại tiền này khiến cho việc lần theo dấu vết tội phạm trở nên rất khó khăn. Theo cảnh sát, tiền ảo được sử dụng như công cụ để che giấu các giao dịch bất hợp pháp liên quan đến ma túy và buôn bán trẻ em. Cơ quan cảnh sát Nhật Bản cho biết, trong vòng sáu tháng tính đến ngày 1/10/2017, có 170 trường hợp bị tình nghi là rửa tiền liên quan đến Bitcoin tại Nhật Bản.Báo cáo của cảnh sát cho biết trong vòng ba năm tính đến năm 2016, các ngân hàng và công ty bảo hiểm trình báo tổng cộng 1.178.112 trường hợp tình nghi rửa tiền, trong đó có 190.298 trường hợp (chiếm 16,2%), bị tình nghi có dính dáng đến các nhóm tội phạm có tổ chức. Đặc biệt, các vụ buôn lậu vàng dựa vào các khác biệt về hệ thống thuế tại Nhật Bản và các nước khác đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn.
Tháng 4/2017, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi luật ngăn chặn các giao dịch chuyển tiền tội phạm, theo đó yêu cầu các doanh nghiệp điều hành sàn giao dịch tiền kỹ thuật số phải trình báo các giao dịch tình nghi là liên quan đến rửa tiền.Sau khi phân tích, cảnh sát sẽ cung cấp thông tin cho các cơ quan điều tra liên quan. Đối với các vụ buôn lậu vàng, chính phủ dự định sẽ nâng mức phạt lên gấp năm lần giá trị của giao dịch bất hợp pháp đó.
Các nhà quản lý quản trị rủi ro bằng việc ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn, yêu cầu hoán đổi tiền ảo để duy trì dự trữ vốn tối thiểu, yêu cầu lập các tài khoản riêng cho khách hàng và thực hiện quy chế KYC (tạm dịch là “biết khách hàng của bạn”) và ban hành các hướng dẫn mới đối với ICO (một hình thức huy động vốn tiền ảo). Ngoài ra, từ ngày 1/10/2017, tất cả các sàn giao dịch Bitcoin phải chịu sự giám sát của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA) và phải nộp kiểm toán hàng năm.>>>"Cơn sốt" bitcoin bắt đầu gây lo ngại lớn hơn cho các nhà chức trách
Tin liên quan
-
Tài chính
"Cơn sốt" bitcoin bắt đầu gây lo ngại lớn hơn cho các nhà chức trách
15:55' - 15/12/2017
Sự quan tâm của các nhà đầu tư đến bitcoin và những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc phát hành đồng tiền ảo lần đầu (ICO) để huy động vốn bắt đầu thu hút sự chú ý lớn hơn của giới chức trách.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia không coi bitcoin là phương tiện giao dịch hợp pháp
14:21' - 15/12/2017
Tờ The Star ngày 15/12 đưa tin Ngân hàng trung ương Malaysia đã nhắc lại quan điểm không coi đồng bitcoin và các loại tiền ảo khác là phương tiện giao dịch hợp pháp tại Malaysia.
-
Chuyển động DN
Công ty GMO Internet của Nhật Bản sẽ trả một phần lương tháng bằng bitcoin
12:25' - 15/12/2017
Ngày 15/12, công ty GMO Internet của Nhật Bản thông báo họ sẽ bắt đầu trả một phần lương cho nhân viên bằng đồng bitcoin nhằm mục đích “hiểu” được đồng tiền kỹ thuật số này hơn nữa.
-
Tài chính
Đồng bitcoin phi mã - con tàu tăng tốc không phanh
11:08' - 15/12/2017
Đồng tiền ảo bitcoin đã chạm “đỉnh” 19.000 USD và được cho là sẽ còn tăng giá hơn nữa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00'
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28'
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26'
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12'
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11'
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.