Bộ Thông tin và Truyền thông đã cắt giảm được 51 thủ tục hành chính
Việc phân cấp quản lý thủ tục hành chính luôn được thực hiện đúng quy định; đã cấp cho các địa phương 50 thủ tục hành chính, trong đó có 6 thủ tục ở lĩnh vực bưu chính, 5 thủ tục viễn thông, 15 thủ tục về phát thanh truyền hình và thông tin điện tử...
Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 143/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động của các cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý.Theo đó, Bộ đã đơn giải hóa 9 thủ tục hành chính, tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa là 26,19%. Bộ đã chủ động rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực báo chí; đề xuất bãi bỏ 15 thủ tục, thay thế 3 thủ tục từ hình thức cấp phép sang thông báo.
Bộ Thủ tục hành chính lĩnh vực phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã được đồng bộ, đề xuất cắt giảm từ 65 xuống còn 57 thủ tục. Đối với Quy định về hồ sơ, quy trình thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử và mạng xã hội, Bộ đề xuất rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, hủy bỏ 4 quy định nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp...
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra ngày 21/11, tại Hà Nội. Cuộc làm việc tập trung vào hai nội dung: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông; cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến chi phí kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác chuyển lời biểu dương của Thủ tướng tới Bộ Thông tin và Truyền thông về những việc làm tốt, trong đó có tuyên truyền các chủ trương, chính sách, sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước tới nhân dân. Đặc biệt, phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn vừa qua được các đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân cả nước đánh giá cao.Trong thời gian ngắn, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 5 nghị định, trình Thủ tướng ban hành 9 Quyết định; trực tiếp ban hành 7 Thông tư. Bộ không nợ các văn bản quản lý. Bộ đã tập trung xây dựng Chính phủ kiến tạo...
Đặc biệt, Bộ có nhiều chỉ đạo cụ thể, quyết liệt nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đúng hướng, minh bạch, tạo sự đồng thuận, tác động tích cực tới người dân, doanh nghiệp, xã hội; góp phần ngăn chặn, xử lý thông tin sai sự thật, phản bác những luận điệu sai trái, chấn chỉnh hoạt động báo chí; có nhiều giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động viễn thông...Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động rà soát, bãi bỏ một số thủ tục kinh doanh không cần thiết; phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tháo gỡ nhiều khó khăn. Bộ đã ban hành bộ quy chuẩn quốc gia, thống nhất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân loại, minh bạch danh mục hàng hóa...
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, từ ngày 1/1/2017 đến nay, Thủ tướng giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông 528 nhiệm vụ.Bộ đã hoàn thành 308 nhiệm vụ, 216 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 4 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (trong đó có 1 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn do nguyên nhân khách quan). Tổ công tác đề nghị Bộ làm rõ nguyên nhân của việc chưa hoàn thành này.
Về quản lý Nhà nước, Bộ cần quan tâm hơn nữa đến thông tin, quản lý báo chí trong đó có sai phạm của một số cơ quan quản phóng viên thường trú…; phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ điện tử; tiếp tục xử lý tình trạng sim rác, sim kích hoạt sẵn.Bộ cũng cần quan tâm, quản lý tốt hơn các tập đoàn thông tin trực thuộc. Trong kiểm tra chuyên ngành, Bộ cần xử lý bất cập trong quản lý in, hoạt động in ấn; bất cập trong cấp giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận hợp quy trong thu, phát sóng vô tuyến điện; an toàn thông tin mạng…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao hoạt động của các bộ, ngành trong đó có Bộ Thông tin và Truyền thông.Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc giúp Bộ rà soát lại các lĩnh vực quản lý. Đây cũng là dịp để Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục phát huy những việc đã làm được; thúc đẩy việc đang tiến hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ kiến tạo, thường xuyên rà soát, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển.
Thay mặt lãnh đạo, cán bộ Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận trách nhiệm về việc chưa hoàn thành, chậm hoàn thành một số nhiệm vụ được giao; cam kết sẽ hoàn thành hai nhiệm vụ trong tháng 11/2017 và các nhiệm vụ còn lại trong tháng 12/2017.Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có hình thức riêng đối với các nhiệm vụ mang tính chất định hướng thông tin, tuyên truyền theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ.
Chính phủ sớm xem xét, ban hành Nghị định thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ sớm xử lý dứt điểm việc chia tách, chuyển giao tài sản, tài chính từ Tổng Công ty VTC cho Đài VTC; sớm xem xét, phê duyệt Phương án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Tổ công tác tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp thu phương án đề xuất bổ sung mã số hồ sơ cho sản phẩm phần mềm tại chương 98...
Đồng chí Mai Tiến Dũng đánh giá cao việc tổ chức thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Thông tin và Truyền thông.Đồng thời đề nghị: Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục rà soát lại danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; tích cực áp dụng hình thức chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, công nhận lẫn nhau về kết quả; đồng thời tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.
Liên quan những kiến nghị của Bộ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng: Tổ công tác sẽ tiếp thu, phối hợp với các đơn vị chức năng điều chỉnh và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề xử lý dứt điểm.Tổ công tác cũng sẽ có báo cáo tổng hợp hoạt động thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ vào đầu tháng 12/2017.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
20:17' - 15/11/2017
Chiều 15/11, Bộ Y tế đã cung cấp thông tin về việc đề xuất Chính phủ cắt giảm nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
-
Doanh nghiệp
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT
13:11' - 29/10/2017
Chính phủ vừa thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
DN cần biết
Đơn giản hóa 71 thủ tục hành chính về chứng khoán, hải quan, thuế
20:32' - 11/10/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Xây dựng
21:34' - 10/10/2017
Nội dung đơn giản hóa liên quan đến 22 thủ tục hành chính trong 4 lĩnh vực: Xây dựng (11 thủ tục); nhà ở (7 thủ tục); kinh doanh bất động sản (3 thủ tục); xử phạt vi phạm hành chính (1 thủ tục).
-
Kinh tế Việt Nam
Đơn giản hóa thủ tục hành chính 7 lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương
20:32' - 10/10/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ đơn giản hóa 7 thủ tục hành chính
18:14' - 19/09/2017
Nội dung đơn giản hóa liên quan đến 7 thủ tục hành chính trong hai lĩnh vực là: Sở hữu trí tuệ (2 thủ tục) và hoạt động khoa học và công nghệ (5 thủ tục).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.