Bộ Y tế: Đổi mới quản lý các đơn vị y tế công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Ngày 20/5, tại Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Theo quy định hiện nay, Bộ Y tế là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế: xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, các quy định, quy chế về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện thống nhất trong cả nước. Kết quả triển khai cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ: Thời gian qua, ngành y tế đã cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.Cụ thể: hoàn thành việc đơn giản hóa 221/225 thủ tục hành chính (đạt 98,22%); 100% các thủ tục hành chính công đã được cung cấp ở mức độ 2, trong đó 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đã ứng dụng chữ ký số và trả kết quả trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến mức độ, công khai tất cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành lên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
Đồng thời, Bộ Y tế đã áp dụng cơ chế hải quan một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và nhập khẩu thuốc thành phẩm có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, rút ngắn đáng kể thời gian cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý (thời gian trung bình kiểm tra thường và kiểm tra chặt lần lượt đối với hồ sơ giấy là 9,3 và 11,9 ngày giảm xuống còn 5,5 và 6,5 ngày);
Hoàn thành việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ sở khám, chữa bệnh với cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm quản lý đầy đủ, chính xác thông tin về người bệnh và thuận lợi cho người bệnh trong khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.
Bộ cũng đã tăng cường phân cấp cho đơn vị sự nghiệp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm đặc biệt đối với cơ quan trung ương (Bộ Y tế chỉ bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó và kế toán trưởng theo luật định, còn lại đã phân cấp cho các đơn vị);Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, tiến tới xoá bỏ "chế độ chủ quản" đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tạo điều kiện để các đơn vị tự chủ tài chính, dành ngân sách hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội mà nhà nước có trách nhiệm đảm bảo.
Ngành y tế đã tạo môi trường phát triển, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hiện vẫn gặp một số hạn chế, bất cập như: Ngành y tế chưa xây dựng được mô hình quản trị tương tự như doanh nghiệp, gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, thuê giám đốc điều hành, cơ chế công khai, minh bạch các hoạt động, tài chính của các đơn vị đã tự chủ chi thường xuyên và đầu tư, tự chủ chi thường xuyên để tạo điều kiện, phát huy tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị.Nhiều đơn vị chưa muốn tự chủ, tự chịu trách nhiệm mà vẫn muốn được ngân sách nhà nước bao cấp nên chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo. Các địa phương chưa phân cấp, phân quyền trong việc tuyển dụng (nhiều địa phương việc tuyển dụng do Sở Nội vụ thực hiện chưa giao cho Sở Y tế hoặc thủ trưởng đơn vị...).
Việc giao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị, người quyết định là thủ trưởng đơn vị cũng có xu hướng dễ dẫn đến “độc đoán, chuyên quyền” nếu không có cơ chế kiểm tra, kiểm soát và các quy định phải công khai, minh bạch các hoạt động cũng như tài chính của đơn vị.
Hiện nay, số lượng đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở tuyến tỉnh, huyện còn nhiều, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, nhiều đơn vị quy mô nhỏ nên hoạt động rất hạn chế, lãng phí trong sử dụng cơ sở hạ tầng, nhân lực; mô hình quản lý chưa thống nhất giữa các địa phương.
Đặc biệt, năng lực quản lý, quản trị của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, đặc biệt giám đốc bệnh viện còn hạn chế mặc dù chuyên môn giỏi (do tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm chưa phù hợp, đào tạo kỹ năng, cập nhật kiến thức về quản lý, quản trị chưa được chú trọng mà chỉ chú trọng vào chuyên môn).
Trong khi đó, các Bộ, ngành Trung ương còn quản lý quá nhiều đơn vị, không có thời gian dành cho quản lý nhà nước (Bộ Y tế là 83 đơn vị) nên hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, chưa tập trung được nhiều cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế...
Nhiều giải pháp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến khẳng định: Thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 85/2012/NĐ-CP để phù hợp với Nghị định 16/2015/NĐ-CP và đặc thù của ngành y tế, đổi mới quản lý các đơn vị y tế công lập theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho đơn vị;Không cổ phần hóa các bệnh viện công hiện có mà thực hiện các mô hình quản trị tiên tiến tương tự như mô hình quản trị doanh nghiệp; xây dựng và phát triển hệ thống các bệnh viện công và bệnh viện tư hoạt động theo cơ chế không vì mục đích lợi nhuận.
Bộ đã quy hoạch để giảm bớt đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế; đặc biệt thời gian tới, chỉ giữ lại một số bệnh viện đầu ngành là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược; Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Báo, trung tâm truyền thông;
Sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng thành Trung tâm kiểm soát bệnh dịch (CDC) trung ương và khu vực; các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định thuốc, mỹ phẩm, vắc-xin, an toàn thực phẩm, trang thiết bị thành cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) trung ương và vùng.
Đồng thời, ngành y tế tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; xây dựng hành lang pháp lý để kiểm soát các hoạt động, tài chính khi giao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị,Tránh biến lợi ích của Nhà nước thành lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người, đặc biệt trong việc liên doanh liên kết, đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, hợp tác giữa bệnh viện công và bệnh viện tư...
Bộ Y tế kiến nghị: được thực hiện thống nhất trong cả nước việc quản lý theo ngành ở địa phương như Sở Y tế quản lý thống nhất trên địa bàn cả chuyên môn, nhân lực, tài chính; đổi mới quản trị đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên.Chi thường xuyên và chi đầu tư tương tự như mô hình doanh nghiệp (có Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, được thuê giám đốc điều hành…); đổi mới đào tạo nhân lực để có nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; quản lý y tế tư nhân...
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của Bộ Y tế với các số liệu tương đối đầy đủ, bám sát nội dung đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế hoàn chỉnh lại báo cáo; cập nhật số liệu mới hơn và số liệu đưa ra phục vụ mục đích đánh giá, phân tích theo chủ đề. Đặc biệt, Bộ phải có những kiến nghị, đề xuất cụ thể như về quản lý nhà nước thì tập trung vào nội dung gì; luật gì phải sửa, sửa cái gì, vì sao lại sửa. Bộ cần xem xét lại kiến nghị hạn chế và tiến tới xoá bỏ đơn vị chủ quản vì đơn vị sự nghiệp khác với doanh nghiệp; đồng thời đánh giá kỹ về hiệu quả, chức năng của các trung tâm y tế và phòng khám; xem xét lại quá trình sắp xếp theo địa giới và khu vực.Từ đó, Bộ cần đề xuất những giải pháp thực sự mạnh và đột phá; các chính sách y tế liên quan đến bảo hiểm y tế, thông tuyến, phân hạng cần rành mạnh...
Tất cả những đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính cũng nhằm mục tiêu là tăng cường năng lực, qui mô, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Hiện các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Việt Nam được phân theo chức năng, nhiệm vụ hiện nay gồm: khám, chữa bệnh; dự phòng; giám định pháp y, pháp y tâm thần; kiểm nghiệm, kiểm định thuốc, mỹ phẩm, vắc-xin, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế;
Truyền thông giáo dục sức khỏe; chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; trung tâm y tế (một số trung tâm tuyến tỉnh, huyện thực hiện cả 2 chức năng là dự phòng và khám, chữa bệnh) và các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh là các đơn vị chuyên môn y tế thuộc trung tâm y tế huyện.
Cụ thể, khối Trung ương quản lý 111 đơn vị; khối địa phương quản lý 2.017 đơn vị./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh về giá dịch vụ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương
11:55' - 18/05/2017
Bộ Y tế vừa có yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh về giá dịch vụ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Cần đổi mới toàn diện cách phục vụ của cán bộ y tế
20:59' - 16/05/2017
Chiều 16/5, Đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Bình Thuận về tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế và pháp luật
Giải quyết vướng mắc trong thanh toán giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
08:00' - 15/05/2017
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh phải phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các vướng mắc, không để ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Hệ thống mạng y tế quốc gia là nạn nhân của vụ tấn công mạng toàn cầu
07:16' - 13/05/2017
Theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh Theresa May xác nhận hệ thống mạng Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và một số doanh nghiệp của Anh là nạn nhân của cuộc tấn công mạng toàn cầu.
-
Đời sống
Thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS
19:25' - 11/05/2017
Hầu hết các cơ sở y tế đã sẵn sàng tiếp nhận, chuyển giao thanh toán bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.