Các mũi nhọn trong chính sách kinh tế Putinomics của Tổng thống Putin (Phần 2)
Mũi nhọn thứ hai của chiến lược kinh tế của ông Putin là đảm bảo công ăn việc làm và trợ cấp, dù gây phương hại cho tiền lương và tính hiệu quả. Trong cú sốc kinh tế những năm 1990, lương và trợ cấp chính phủ của Nga thường không được chi trả, dẫn đến các cuộc phản kháng và sự mất lòng dân đối với Tổng thống Boris Yeltsin.
Bởi vậy, khi cuộc khủng hoảng gần đây nổ ra, Điện Kremlin đã lựa chọn chiến lược cắt giảm lương thay vì để cho tình trạng thất nghiệp gia tăng. Hầu hết các khu vực của nền kinh tế Nga đối mặt với sức ép chính trị phải tuyển dụng những lao động không cần thiết, cho dù nếu họ không trả lương nhiều cho họ.
Điều này phù hợp với tính toán chính trị của Điện Kremlin: Người Nga thường không phản kháng về việc cắt giảm lương, nhưng sa thải hay đóng cửa nhà máy sẽ kéo họ xuống đường biểu tình. Chính sách xã hội được quản lý bằng logic tương tự.
Trong quá khứ, những người nhận trợ cấp của Nga đã tập hợp biểu tình chống lại cắt giảm trợ cấp. Và vì vậy chính phủ giảm tài trợ cho y tế và giáo dục nhưng duy trì ổn định trợ cấp – bằng chứng cho thấy Điện Kremlin coi trọng sự đóng góp của trợ cấp vào ổn định chính trị.
Mũi nhọn thứ ba của Putinomics là để các công ty tư nhân hoạt động tự do chỉ ở những nơi họ không gây hại cho chiến lược chính trị của Kremlin.
Vai trò lớn của các công ty nhà nước do giới đầu sỏ chi phối trong một số khu vực then chốt được minh chứng một phần bởi sự sẵn sàng của họ hỗ trợ Kremlin trong việc quản lý sự được lòng dân bằng việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp, các phương tiện truyền thông dễ bảo và đối lập chính trị bị gạt sang bên lề.
Chẳng hạn, ngành công nghiệp năng lượng có ý nghĩa then chốt đối với tài chính của chính phủ, vì vậy các công ty tư nhân hoặc bị sung công hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước.
Các công ty thép ít quan trọng hơn, nhưng họ cũng phải tránh việc sa thải hàng loạt. Các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn như các siêu thị, không có vai trò chính trị như vậy. Ông chủ của các công ty năng lượng không thể phớt lờ hoạt động chính trị.
Do những hạn chế chính trị này, niềm hi vọng mà khu vực tư nhân của Nga có là về nâng cao tính hiệu quả hay thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế? Một chút, nhưng không nhiều. Điều này cũng phù hợp với logic của Điện Kremlin: Tăng trưởng là tốt, nhưng duy trì quyền lực còn tốt hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo những sự kiện chính trong nền kinh tế Nga 2018 (Phần 2)
06:30' - 16/01/2018
Tiếp theo phần một, sau đây là chuỗi 5 trong 10 sự kiện chính sẽ diễn ra trong nền kinh tế Nga trong năm 2018, năm mà nước này sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống mới và chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo những sự kiện chính trong nền kinh tế Nga 2018 (Phần 1)
05:30' - 16/01/2018
Hãng tin Ria Novosti dự đoán 10 sự kiện chính sẽ diễn ra trong nền kinh tế Nga trong năm 2018, năm mà nước này sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống mới và chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga tiếp tục hứng chịu lệnh trừng phạt từ EU
11:12' - 15/12/2017
Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, cho đến tháng 7/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Dmitry Medvedev: Kinh tế Nga đã thoát suy thoái
13:58' - 01/12/2017
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định nền kinh tế Nga đã phục hồi từ suy thoái và bước vào giai đoạn tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng trong năm 2017 đạt mức của nhóm nước đã phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu dùng sẽ thúc đẩy kinh tế Nga năm 2018
21:24' - 30/11/2017
Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng nước Nga đang chứng kiến kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trông đợi trong ba năm tới, nhờ nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cải thiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.