Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
Vòng thuế quan mới nhất của Mỹ được công bố ngày 2/4 sẽ tiếp tục làm suy yếu nền kinh tế thế giới, vốn đang chật vật phục hồi trong bối cảnh lạm phát tăng vọt hậu đại dịch, gánh nặng nợ nần chồng chất và bất ổn do xung đột địa chính trị.
Thuế quan cũng có khả năng cao sẽ gây tác động lan tỏa rộng tới các nhà hoạch định chính sách tại các ngân hàng trung ương và chính phủ.
Việc đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến lạm phát toàn cầu vượt mức 2% - mục tiêu mà các ngân hàng trung ương hiện coi là có thể kiểm soát được. Điều này sẽ làm phức tạp thêm các quyết định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Họ có thể sẽ phải đối mặt với áp lực tăng lãi suất để chống lạm phát, trong khi các ngân hàng trung ương lớn khác lại đang cân nhắc việc giảm lãi suất. Và nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản cũng đang chịu ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ. Các nước xuất khẩu nhiều ô tô như Nhật Bản, bị đánh thuế đối ứng 24%, và Hàn Quốc, bị áp thuế suất 25%, đã báo hiệu kế hoạch thực hiện các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi mức thuế cao hơn của Mỹ. Tăng trưởng sản lượng yếu hơn sẽ khiến các chính phủ càng thêm khó khăn trước khối nợ công kỷ lục 318.000 tỷ USD trên toàn thế giới và tìm nguồn ngân sách cho các ưu tiên như quốc phòng, ứng phó biến đổi khí hậu và phúc lợi xã hội. Và điều gì sẽ xảy ra nếu thuế quan không mang lại mục tiêu mà ông Trump vẫn khẳng định. Đó là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trong nước, nhất là khi Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong bối cảnh gần như đạt toàn dụng việc làm? Một số người cho rằng ông Trump sẽ tìm cách khác để xóa bỏ thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ, ví dụ như yêu cầu các nước khác tham gia tái cân bằng tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Bà Freya Beamish, nhà kinh tế trưởng tại công ty chiến lược đầu tư TS Lombard, dự đoán rằng ông Trump sẽ tiếp tục đưa ra những biện pháp ngày càng rủi ro hơn để đối phó với sức mạnh bền vững của đồng USD. Những động thái như vậy có thể đe dọa vị thế đặc quyền của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 2/4 đã phát biểu tại một sự kiện ở Ireland (Ai-len) rằng châu Âu cần phải hành động ngay bây giờ và đẩy nhanh các cải cách kinh tế để cạnh tranh trong điều kiện mà bà gọi là "thế giới đảo ngược". Bà giải thích, trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh với lạm phát thấp và thương mại phát triển trong một nền kinh tế toàn cầu mở, mọi người đều được hưởng lợi từ Mỹ, khi đó có lập trường cam kết với một trật tự đa phương, dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, bà cho biết: “Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với sự đóng cửa, phân mảnh và bất ổn".Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46' - 03/04/2025
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Hàng hoá
MXV: Giá hàng hóa sẽ biến động mạnh sau khi Mỹ công bố thuế đối ứng
11:14' - 03/04/2025
Theo MXV, giá dầu đã bất ngờ quay đầu tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 2/4, bất chấp những lo ngại về nhu cầu dầu trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53' - 03/04/2025
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53' - 03/04/2025
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29' - 19/05/2025
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14' - 19/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20' - 19/05/2025
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.