THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
Washington kỳ vọng đây sẽ là công cụ tạo nguồn thu cho việc cắt giảm thuế thu nhập và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định đằng sau những lời hoa mỹ về "từ đẹp nhất trong từ điển" mà ông Trump mô tả về thuế quan, ẩn chứa nguy cơ khôn lường về một giai đoạn đầy khó khăn cho nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Theo chính sách thuế mới, Mỹ áp thuế cơ sở 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, có hiệu lực từ ngày 5/4. Ngoài ra, Mỹ áp dụng thuế đối ứng với hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ ngày 9/4.
Tổng thống Trump cho biết mức thuế đối ứng này chỉ bằng một nửa mức thuế mà các quốc gia đó đang áp lên hàng hóa Mỹ. Danh sách bao gồm nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc (34%), Liên minh châu Âu (20%), Thụy Sĩ (31%), Ấn Độ (26%), Hàn Quốc (25%), Nhật Bản (24%). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam bị áp thuế 46%, Thái Lan (36%), Indonesia (32%), Malaysia (24%)…
Cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro nhận định, với việc sử dụng các đòn thuế quan, “ngân sách Mỹ mỗi năm sẽ thu về được thêm 600 tỷ USD. Đây là một món tiền rất lớn nếu so sánh với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2022 là 3.200 tỷ USD”.
Dù đã phần nào dự đoán trước nhưng thị trường quốc tế vẫn chao đảo mạnh trước “cơn địa chấn” thuế quan của Mỹ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ "đỏ lửa" với chỉ số Dow Jones giảm 0,61%, S&P 500 giảm 1,69% và Nasdaq-100 giảm 2,54%.
Trong khi đó, giá vàng giao sau tại New York tăng vọt lên mức kỷ lục trên 3.200 USD/ounce. Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức giảm lần lượt là 4% và 1,29%.
Nhiều đối tác thương mại của Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách thuế của Washington nhưng vẫn tỏ ra thận trọng và tránh đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
Tổng thống Chile Gabriel Boric cảnh báo rằng các biện pháp thuế quan không chỉ gây bất ổn mà còn thách thức "những nguyên tắc đã được thống nhất" trong thương mại quốc tế.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese gọi quyết định của Mỹ là "hoàn toàn vô lý", nhưng sẽ không đáp trả. New Zealand cũng bác bỏ lập luận của ông Trump về mức thuế 20% mà nước này sẽ bị áp dụng, cho rằng biểu thuế trên không phản ánh đúng thực tế tình hình.
Các nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter cũng đều bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của chính sách thuế quan mới.
Tại châu Á, Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy bỏ ngay lập tức chính sách thuế quan đơn phương và tuyên bố sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, trong khi Nhật Bản tiếp tục yêu cầu Mỹ miễn trừ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Hàn Quốc và Thái Lan đã tổ chức ngay các cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về chiến lược ứng phó.
Chưa rõ liệu “canh bạc” thuế quan mới của Tổng thống Trump có thực sự mang lại "cú hích" cho nền kinh tế Mỹ như thông báo của giới chức chính quyền hay không, nhưng hậu quả đã nhìn thấy ngay trước mắt.
Giới quan sát ví đây là “đợt tăng thuế lịch sử” có thể đẩy trật tự toàn cầu đến điểm tan vỡ và khởi động một quá trình chuyển đổi đau đớn cho chính người dân Mỹ khi các mặt hàng thiết yếu đều sẽ trở nên đắt đỏ hơn, chưa kể tác động từ việc phá vỡ các liên minh được xây dựng với Mỹ để đảm bảo hòa bình và ổn định kinh tế.
Ông Olu Sonola, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Mỹ của Fitch Ratings, cho biết theo chính sách mới, mức thuế quan trung bình có hiệu lực của Mỹ đối với tất cả hàng nhập khẩu đã tăng vọt lên 22% từ mức chỉ 2,5% năm 2024.
Đây là mức thuế trung bình cao nhất trong hơn 100 năm qua và là bước ngoặt không chỉ đối với kinh tế Mỹ mà cả kinh tế toàn cầu. Nhà nghiên cứu này còn cảnh báo nhiều quốc gia có thể sẽ rơi vào suy thoái.
Tương tự, nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại Moody's Analytics lo ngại rằng, nếu các mức thuế mới được thực thi mà không có miễn trừ đáng kể, chính nền kinh tế Mỹ cũng sẽ khó lòng "tiêu hóa" được cú sốc này và nguy cơ suy thoái là rất cao.
Theo tính toán của ông Zandi, các mức thuế quan chiếm gần 2% GDP tĩnh (chưa tính đến tác động lan tỏa đến nền kinh tế và nguồn thu ngân sách) và là đợt tăng thuế lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, khi Chính phủ Mỹ cần nguồn tài chính khổng lồ để phục vụ chiến tranh.
Nghiên cứu viên cao cấp Kimberly Clausing tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cũng bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả của chính sách tăng thuế vô tội vạ. Bà nói: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Mỹ có thể vượt qua giai đoạn này mà không rơi vào suy thoái, hoặc là Tổng thống sẽ phải đảo ngược quyết định”.
Ngay cả những thành viên của Cộng hòa vốn rất tin tưởng vào ông Trump cũng thừa nhận rằng thuế quan có thể phá vỡ nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp lành mạnh là 4,1%.
Thực tế cho thấy trong bối cảnh đồng USD giảm dần sức mạnh như hiện nay, gánh nặng này sẽ đổ lên vai người tiêu dùng Mỹ. Giá hàng hóa nhập khẩu, từ ô tô, điện tử đến hàng tiêu dùng thiết yếu, sẽ tăng vọt.
Chính quyền của Tổng thống Trump kỳ vọng thuế quan sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đưa sản xuất trở lại Mỹ nhưng với chi phí lao động cao, việc này chỉ khả thi với các ngành tự động hóa cao và các sản phẩm cao cấp. Ngay cả khi thành công, quá trình này cũng cần nhiều thời gian và khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm mạnh nguồn cung hàng nhập khẩu ngay trước mắt.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo rằng các mức thuế quan mới có thể đe dọa nghiêm trọng tăng trưởng kinh tế và việc làm của Mỹ, bởi chúng làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu.
Các nhà nhập khẩu chắc chắn sẽ chuyển một phần gánh nặng thuế quan sang người tiêu dùng dưới hình thức tăng giá, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Mỹ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Nếu hoạt động kinh doanh suy giảm, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng “đóng băng” hoặc cắt giảm đầu tư, dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế.
"Đầu tư kinh doanh giảm sút có thể là ngòi nổ cho một cuộc suy thoái," bà Anne Villamil, Giáo sư kinh tế tại Đại học Iowa, cảnh báo.
Trên thực tế, ngay từ trước khi Mỹ chính thức áp các mức thuế mới, người tiêu dùng đã cảm thấy bất an và có xu hướng siết chặt hầu bao. Trong khi đó, chi tiêu của người tiêu dùng chiếm tới 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ. Theo khảo sát của The Conference Board, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021. Đó là chưa tính đến những ảnh hưởng của việc các đối tác thương mại sẽ phản ứng bằng các biện pháp đáp trả.
Có thể nói, Tổng thống Trump đang coi chính sách thuế mới là công cụ đặt cược cho mục tiêu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như ông đã cam kết trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, biện pháp này, dù được ông ca ngợi, lại đang đặt nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro khó lường.
Giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn, với lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại, là điều khó tránh khỏi. Liệu "canh bạc" chính trị của Tổng thống Trump có thành công, hay sẽ trở thành "con dao hai lưỡi" gây tổn thương cho nền kinh tế Mỹ? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
- Từ khóa :
- mỹ áp thuế
- mỹ
- kinh tế mỹ
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08' - 03/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Doanh số bán ô tô tăng mạnh trước 'giờ G' áp thuế mới
12:45' - 03/04/2025
Các hãng ô tô lớn cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng 3/2025 đã tăng mạnh, với hầu hết đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36' - 03/04/2025
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các trường đại học Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác bằng các dự án cụ thể, thiết thực
12:40' - 31/03/2025
Hiện nay có khoảng 30.000 sinh viên, học sinh Việt Nam học tập tại Hoa kỳ, đứng thứ 5 về số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08'
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37'
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57'
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52'
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02'
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11'
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34'
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15'
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ hướng tới một thỏa thuận thương mại đột phá với Mỹ và EU
07:59'
Ấn Độ và Mỹ đang tăng tốc đàm phán nhằm tiến tới một thỏa thuận thương mại song phương mang tính đột phá. Tiến triển cũng được ghi nhận trong đàm phán thương mại tự do giữa Ấn Độ và EU.