Các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt nhất trí "đóng băng" sản lượng

19:31' - 16/02/2016
BNEWS Nga và Saudi Arabia, hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, ngày 16/2 đã nhất trí "đóng băng" sản lượng để giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt nhất trí "đóng băng" sản lượng. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, phía Nga và Saudi Arabia nói rằng để đạt được một thỏa thuận (hỗ trợ giá "vàng đen" còn phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác

Các bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia, Nga, Qatar và Venezuela đã có cuộc họp kín tại Doha, cuộc họp cấp cao nhất trong nhiều tháng nhằm đi đến một hành động tập thể để đưa giá dầu phục hồi từ mức thấp kỷ lục trong hơn một thập niên. 

Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, Ali al-Naimi nói rằng việc đóng băng sản lượng ở mức của tháng Một là đủ và các biện pháp mới để ổn định thị trường có thể được cân nhắc trong vài tháng tới.

Ông bày tỏ hy vọng các nhà sản xuất khác sẽ chấp nhận đề xuất trên, trong khi Bộ trưởng Dầu mỏ Qatar, Mohammed bin Saleh al-Sada - người hiện giữ chức quyền Chủ tịch OPEC - nhận định: “Bước đi này đồng nghĩa với việc ổn định thị trường dầu mỏ”. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino cho biết các cuộc đàm phán với Iran and Iraq sẽ diễn ra vào ngày 17/2.

Cuộc họp tại Doha din ra sau hơn 18 tháng giá dầu giảm, với mức giá xuống dưới 30 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn một thập niên. Đà giảm của giá dầu kéo dài và sâu hơn bất kỳ dự đoán nào, và quan điểm của các nhà sản xuất muốn bảo vệ thị phần hơn là giá có thể đang có sự xoay chuyển.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) mà Saudi Arabia, Venezuela, Qatar và Iran là thành viên đã không cắt giảm sản lượng, khi muốn duy trì thị phần trước sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Nga, nước nằm ngoài OPEC, cũng chịu tổn thất vì giá dầu giảm.

Trong khi Venezuela là nước sản xuất lớn bị tác động mạnh nhất, và mức giá dầu dưới 30 USD/thùng là con số nhỏ so với những gì Nga mong muốn để cân bằng ngân sách. Trong khi đó, tình hình tài chính của Saudi Arabia cũng tồi tệ, với mức thâm hụt ngân sách lên tới 98 tỷ USD trong năm ngoái.

Iran không có mặt tại cuộc họp ở Doha và có kế hoạch tăng xuất khẩu. Iran đã cam kết tăng mạnh nguồn cung trong tháng tới để giành lại thị phần đã mất sau nhiều năm hứng chịu các biện pháp trừng phạt của quốc tế, sau khi các biện pháp này đã được dỡ bỏ vào tháng trước./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục