Cải tổ Eurozone : EC đóng vai trò "người cân bằng"
Thực tiễn đã buộc EC phải đưa ra những giải pháp mang tính thận trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ý tưởng đầy tham vọng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bị đẩy lùi.
EC đã công bố các sáng kiến nhằm cải thiện kiến trúc kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone. Một loạt đề xuất của EC có thể bị Paris đánh giá là thiếu tham vọng.
Dù một số điểm chính trong đề xuất của Tổng thống Pháp đã được tiếp thu nhưng giữa lập trường của EC với mong muốn của Tổng thống Macron vẫn còn tồn tại một khoảng cách dài.
Các vấn đề trọng tâm trong đề xuất của Brussels sẽ trở thành chủ đề được đưa ra thảo luận sâu rộng giữa các nước thành viên, trong đó nổi bật là ý tưởng chuyển đổi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) sang hình thức một Quỹ Tiền tệ châu Âu thực sự.Nếu được thông qua, quỹ này có thể được phép can thiệp vào các nước đang gặp khó khăn về tài chính cũng như đàm phán với họ về các chương trình cải cách theo cách thức mà ESM đã thực hiện trước đây.
Nhưng điều khác biệt là quỹ sẽ đóng vai trò là nhà cho vay cuối cùng để giúp đỡ các ngân hàng ở châu Âu gặp khó khăn thông qua một quỹ trợ giúp ngân hàng. Điều này là theo một ý tưởng của nước Pháp.
Tuy nhiên, EC không nhượng bộ trước áp lực của những tư tưởng xuất phát từ Đức, vốn luôn muốn giao phó vai trò giám sát ngân sách các nước châu Âu cho tổ chức mới này. Liên quan đến vấn đề quy chế của thể chế mới, điều cần thiết là phải tìm ra được một giải pháp trung gian.Từ cơ chế liên chính phủ, tổ chức mới sẽ phải mang tính đại chúng hơn nhưng vẫn đảm bảo duy trì quyền phủ quyết của hai nước đầu tàu là Pháp và Đức.
Tại EC hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng cần phải thúc đẩy tiến trình dân chủ nhằm tăng cường tính trách nhiệm trước Nghị viện châu Âu của thể chế mới này.
Các ý tưởng khác theo đề xuất của Tổng thống Pháp như thiết lập một vị trí Bộ trưởng Tài chính của khu vực Eurozone hay xây dựng một ngân sách cho các nước thành viên của Eurozone cũng được đưa ra thảo luận nhưng không nằm trong các đề xuất chính thức của EC. Về chủ đề ngân sách của khu vực Eurozone thì giữa các đề xuất của EC và các ý tưởng của Paris vẫn đang tồn tại một khoảng cách rõ rệt. Không có đề xuất về một ngân sách của Eurozone cũng như một Nghị viện của Eurozone như ý tưởng của Pháp mà chỉ có các quỹ khác nhau được ngân sách châu Âu tài trợ nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ kinh tế, và một trong số nhiệm vụ hàng đầu là hỗ trợ đầu tư. Đây có thể tạm được coi là một sự phôi thai ngân sách của Eurozone. Cũng chính vì lý do này, vị trí Bộ trưởng Kinh tế của khu vực Eurozone mà Tổng thống Pháp chủ trương trên thực tế sẽ không đóng cùng một vai trò như trong các dự án của Brussels: không có nhiệm vụ chèo lái một ngân sách thực thụ mà người đảm nhận vị trí này sẽ chỉ chịu trách nhiệm điều phối các công cụ tài chính châu Âu, nhất là chủ trì các hoạt động của nhóm các Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng euro (Eurogroup). Cũng trong ngày 6/12, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Martin Schulz cho biết, SPD sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để đảm bảo rằng Berlin đón nhận các ý tưởng cải cách châu Âu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chủ tịch đảng Schulz cũng gián tiếp chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel vì không đồng thuận với các ý tưởng của Tổng thống Pháp Macron.- Từ khóa :
- eurozone
- cải tổ eurozone
- ec
- ủy ban châu âu
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
EC công bố đề xuất cải tổ Eurozone
20:55' - 06/12/2017
Ngày 6/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố tầm nhìn về cải tổ khu vực Đồng tiền chung châu Âu, trong đó bao gồm việc thành lập một phiên bản Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) của châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone bứt phá nhưng vẫn còn nhiều thách thức
06:30' - 04/12/2017
Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực được công bố gần đây cho thấy tăng trưởng Eurozone đã tăng tốc trong khi những thách thức cơ cấu vẫn chưa được giải quyết và tiếp tục là mối đe dọa cho khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Giới kinh tế kêu gọi lập hệ thống giao dịch điện tử đối với nợ xấu ở Eurozone
20:40' - 28/11/2017
Theo các nhà kinh tế của ECB, khu vực Eurozone cần tạo lập một hệ thống điện tử cho việc giao dịch các khoản nợ không có khả năng hoàn trả (NPL) mà đang tác động tới các ngân hàng trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05'
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24'
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.